Sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào việc người mẹ có đủ cân nặng hay không. Chính vì vậy, theo dõi biểu đồ tăng cân của bà bầu là điều rất quan trọng trong thai kỳ.>> phòng xét nghiệm gentis
Biểu đồ tăng cân dành cho thai phụ cùng với một số điều nên biết
Nắm rõ biểu đồ tăng cân của thai phụ sẽ giúp các mẹ có cơ sở để điều chỉnh chế độ ăn uống. Từ đó tránh tăng ký quá ít hay quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bà bầu tăng cần từ tháng thứ mấy?
Khi mang thai cơ thể của người mẹ sẽ bắt đầu có sự thay đổi, biểu hiện rõ rệt nhất đó là việc cân nặng tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do:
Cơ thể tăng cường tuần hoàn máu
Tích trữ nước và các chất lỏng
Bầu ngực tăng trọng lượng
Kích thước tử cung tăng
Nước ối và nhau thai
Cân nặng của em bé
Lượng mỡ tích tụ
Ngay từ thời kỳ đầu mang thai người mẹ đã bắt đầu tăng cân. Chủ yếu là do sự thay đổi bên trong, cơ thể phải tạo ra nhiều máu để nuôi dưỡng, cung cấp oxy cho bào thai phát triển bình thường.
Theo dõi sự thay đổi cân nặng của người mẹ là điều cần thiết trong suốt thai kỳ
Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp 3 tháng đầu thai kỳ bà bầu lại bị sụt ký. Do đây là thời kỳ ốm nghén, thai phụ ăn được rất ít vì nhạy cảm với mùi thức ăn, bị nôn ói nhiều.
Nếu gặp phải trường hợp như vậy, bạn đừng quá lo lắng. Bởi thai nhi trong 3 tháng đầu vẫn sẽ phát triển tốt nhờ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ túi noãn hoàng.
Biểu đồ tăng cân của bà bầu qua từng giai đoạn
Trên thực tế không phải tất cả bà bầu đều đạt được chỉ số cân nặng như nhau. Việc tăng cần sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trọng lượng trước mang thai, chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể).
Để xác định mức tăng cân trung bình của người phụ nữ mang thai, đa số bác sĩ dinh dưỡng, sản khoa đều căn cứ vào chỉ số BMI. Nó sẽ được tính theo công thức: Trọng lượng cơ thể/ bình phương chiều cao (đơn vị m). Theo đó:
Chỉ số BMI thấp hơn 18.5 (mức quá gầy) thì bà bầu cần tăng từ 13 – 18kg.
Chỉ số BMI từ 18.5 – 26 (mức trung bình) thì bà bầu nên tăng từ 12 – 16kg
Chỉ số BMI từ 26 – 29 (bị thừa cân) tăng từ 7 – 12kg
Chỉ số BMI cao hơn 29 (quá béo) thì nên tăng từ 5 – 9kg
Trung bình mỗi người phụ nữ sẽ tăng từ 12 – 16kg khi mang thai
Riêng với mỗi giai đoạn thì biểu đồ tăng cân của bà bầu sẽ có sự thay đổi khác nhau:
+ Tam cá nguyệt đầu tiên (ba tháng đầu)
Trong 12 tuần đầu của thai kỳ (tính từ kỳ kinh cuối cùng) mẹ bầu phải tăng khoảng 450 – 700gr/ tháng. Tức là từ 1.5kg – 2.5kg trong giai đoạn này. Để đảm bảo mức tăng này mỗi ngày bạn phải cung cấp cho cơ thể thêm 200 calo.
Lúc này cân nặng của thai nhi chưa cao chỉ khoảng 18g. Vậy nên người mẹ sẽ chưa cảm nhận được sự hiện diện của bé một cách rõ rệt.>> Gói xét nghiệm NIPT
+ Tam cá nguyệt thứ 2 (ba tháng giữa)
Trong thời kỳ này cơ thể người mẹ cần tăng từ 5 – 6.5kg, tức là khoảng 45g/ tuần. Lúc này các chỉ số của thai nhi cũng thay đổi rõ rệt. Tuần thứ 24 bé sẽ cân nặng khoảng 573g và dài 33cm.
Để đảm bảo sức khỏe cho cả bản thân và bé yêu, thì mẹ bầu cần bổ sung thêm 300 calo so với nhu cầu bình thường. Bởi vậy, số lần cũng như lượng thức ăn nạp vào cơ thể cũng phải tăng lên.
Tam cá nguyệt thứ 3 (ba tháng cuối)
Đây là thời gian tăng cân mạnh mẽ nhất của mẹ và cả bé. Đến tuần thứ 28 cân nặng trung bình của thai phụ sẽ tăng lên 9 ký, tuần thứ 36 -38 là 12- 13 kg.
Còn đối với thai nhi thì tuần đầu của cân nặng sẽ tăng lên từ 900gr – 1kg trong thời gian đầu tam cá nguyệt thứ 3. Đến tuần thai cuối cùng bé sẽ đạt được cân nặng lý tưởng nhất là 3 – 4 kg.
Bảng tăng cân của bà bầu và thai nhi chi tiết theo từng tuần
Tuần thai Mức tăng cân của mẹ Mức tăng cân của bé
8 1.5kg Không tính được
12 1.8kg 0.25kg
16 3kg 0.25kg
20 4kg 0.5kg
24 5.5kg 0.75kg
28 8kg 1.25kg
32 10kg 2kg
36 13kg 2.25kg
40 15kg 3kg
Việc theo dõi cân nặng của bà bầu theo từng tháng là rất quan trọng. Bởi tăng cân quá ít hoặc quá nhiều đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Theo dõi sự thay đổi cân nặng để thiết lập chế độ ăn uống hợp lý
Theo đó việc cân nặng thay đổi không đáng kể có thể do bà bầu không hấp thu đủ dưỡng chất. Điều này dễ khiến bé bị dị tật bẩm sinh, giảm chức năng não, chuyển dạ sớm hay bé bị nhẹ cân, còi cọc.
Vậy nên hãy nắm rõ biểu đồ tăng cân của bà bầu để có sự chuẩn bị kỹ càng, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho thai kỳ khỏe mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét