Mẹ lần đầu mang thai, bên cạnh những niềm vui nỗi buồn còn là sự tò mò và những lo lắng về tương lai của bé, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên. Sự phát triển của thai nhi ở 3 tháng đầu thai kỳ là một hành trình thú vị cho cả mẹ và bé. Cùng Asia Genomics điểm qua các cột mốc phát triển của thai nhi theo tuần, một số thay đổi sẽ xảy ra với mẹ, và cách để chuẩn bị sức khỏe sinh sản cho bố mẹ, cùng như cách chăm sóc mẹ ở ba tháng đầu này nhé.>> xét nghiệm NIPT là gì
Khám phá sự lớn lên của thai nhi theo tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi ở 3 tháng đầu thai kỳ
Thông tin thú vị: Chu kỳ mang thai bắt đầu khi mẹ chưa mang thai!
Tuần 1: Đây vẫn được tính là tuần đầu tiên của thai kỳ dù ở thời điểm này, người phụ nữ vẫn chưa thật sự mang thai. Điều này có thể khó hiểu được nhưng các bác sĩ thường theo dõi thai kỳ và ngày dự sinh của mẹ tính từ ngày đầu tiên sau ngày cuối cùng của kỳ kinh nguyệt cuối.
Lúc này, cơ thể của người phụ nữ đang bận rộn chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để chuẩn bị mang thai. Tử cung của mẹ sẽ dày lên để có thể nâng đỡ và nuôi dưỡng trứng được thụ tinh. Ở tuần đầu tiên, mẹ cần phải kiên nhẫn khi không thấy dấu hiệu rõ ràng về việc mình mang thai và đặc biệt cần chăm sóc tốt cho sức khỏe sinh sản của bản thân để chuẩn bị cho công trình vượt cạn còn kéo dài tới 40 tuần đấy!
Tuần 2: Đây là thời điểm tốt nhất để mẹ thụ thai. Lúc này cơ thể mẹ đang rụng trứng, và nếu tinh trùng tìm đến được trứng trong thời điểm màu mỡ nhất này, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong ống dẫn trứng. Vài ngày sau đó mẹ có thể sẽ thấy một vài tia máu nhỏ như biểu hiện của kinh nguyệt, nhưng đây thực ra lại là dấu hiệu cho thấy trứng được thụ tinh và đã được gắn vào thành tử cung của mẹ. Tuần thứ 2 của thai kỳ, mẹ vẫn chưa biểu hiện cụ thể ra bên ngoài về việc mang thai.
Tuần 3: Cuối cùng thì mẹ cũng đã mang bầu rồi! Ở tuần thứ 3, tinh trùng và trứng đã hợp thành một tế bào gọi là một hợp tử (zygote). Bên trong cái tế bào bé xíu đó có rất nhiều thứ vô cùng thú vị đang diễn ra. Các NST từ mẹ và bố đang được kết hợp để quyết định giới tính, tóc, và màu mắt của em bé đấy! Hợp tử bé nhỏ này trong quá trình tăng tốc theo ống dẫn trứng về phía tử cung sẽ tiến hành phân chia, từ một tế bào thành hai tế bào, hai tế bào thành bốn tế bào, và cứ như vậy mà nhân lên. Những tế bào này sẽ tạo ra tất cả các cơ quan trong cơ thể của bé. Lúc này cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều hooc môn như oestrogen và progesterone giúp nuôi dưỡng bé trong suốt thai kỳ.
Sự phát triển của thai nhi từ tuần 1 đến tuần 3.
Tuần 4: Ở tuần này, trứng được thụ tinh đã di chuyển và được gắn vào thành tử cung của người mẹ và các tế bào sẽ tiến hành phân chia tại đây để tạo thành các cơ quan của bé. Túi ối cũng được hình thành để nâng đỡ và bảo vệ bé. Đây là một lớp “đệm” êm ái bao bọc thai trong suốt quá trình bé lớn lên trong bụng mẹ. Gắn liền với túi ối là “túi lòng đỏ”, nơi chứa các dưỡng chất sẽ nuôi bé trong những tuần đầu. Lúc này, em bé của mẹ lớn bằng hạt gạo và có thể thấy được trên kết quả siêu âm thai những hình ảnh sẽ không rõ ràng.
Tuần 5: Tiến vào tuần thứ 5 trong giai đoạn phát triển của thai nhi, em bé của mẹ lúc này trông như một bộ sưu tập các ống dẫn. Nghe có vẻ hơi ghê nhưng những ống này có vai trò cực kỳ quan trọng. Một ống sẽ hình thành não và tủy sống của bé, một ống khác sẽ hình thành trái tim. Hai “chồi” nhỏ bên hông hợp tử sẽ phát triển thành tứ chi của bé. Lúc này, các tế bào bắt đầu được lập trình và dần hoàn thiện các chức năng và bộ phận cụ thể cho cơ thể thai nhi.>> xét nghiệm quốc tế gentis
Tuần 6: Đây là tuần thực sự đáng mong đợi trong toàn bộ giai đoạn phát triển của thai nhi vì bắt đầu tuần thứ 6, em bé của mẹ đã bắt đầu đập những nhịp tim đầu tiên. Tuy nhịp đập vẫn còn quá nhỏ để bố mẹ có thể nghe được trực tiếp, trái tim của bé đã được hình thành. Kích thước của tim chỉ bằng khoảng một cục tẩy. Mắt bé bắt đầu được hoàn chỉnh, phổi, và hệ tiêu hóa cũng bắt đầu được hình thành giúp bé có thể ăn được trong vài tháng tới. Đây là thời điểm thích hợp để thực hiện lần khám thai đầu tiên để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé.
Sự phát triển của thai nhi từ tuần 4 đến tuần 6.
Tuần 7: Chúc mừng! Mẹ đã chính thức bước sang tháng thứ 2 của thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi bắt đầu trở nên rõ ràng hơn. Các cơ quan cần thiết trong cơ thể bé như tim, thận, gan, phổi, và ruột bắt đầu được hình thành. Tứ chi của bé ở tuần thứ 7 trông như hai mái chèo nhưng sẽ sớm hoàn thiện thành cánh tay và bàn chân. Kích thước của bé cũng lớn hơn gấp nhiều lần kể từ tuần đầu tiên của toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi. Cơ thể của bé được kết nối với mẹ qua dây rốn. Thông qua kết nối này, mẹ sẽ cung cấp thức ăn và lọc bỏ chất thải của bé cho đến khi sinh. Ở tuần này, bé cũng sẽ tập trung phát triển não bộ.
Tuần 8: Đến tuần này, sự phát triển của thai nhi diễn ra khá nhanh. Bên trong tử cung của mẹ, em bé của bạn đang chính thức chuyển từ giai đoạn phôi thai sang giai đoạn thai nhi. Nếu có thể nhìn vào bên trong, mẹ sẽ thấy sự khởi đầu của một khuôn mặt có đủ hình nét của hai mắt, mũi, tai, và môi trên. Cơ thể của bé cũng bắt đầu được kéo thẳng ra. Bé yêu của mẹ lúc này có kích thước chỉ bằng hạt đậu. Để thích nghi với sự phát triển của thai nhi, mẹ sẽ bắt đầu có những cơn ốm nghén ở tuần này.
Tuần 9: Em bé của bạn bây giờ đã lớn bằng một đồng xu. Đuôi như nòng nọc cũng dần biến mất và thay vào đó là hai chân. Bàn tay cũng đang bắt đầu chia ngón. Miệng và lưỡi bé cũng đang được hình thành. Đầu của bé vẫn còn khá lớn so với toàn bộ cơ thể nhưng sẽ được cân bằng theo các tuần tiếp theo trong giai đoạn phát triển của thai nhi. Các cơ quan sinh sản của bé cũng bắt đầu được hình thành nhưng ở tuần 8 thì vẫn còn quá sớm để có thể xác định giới tính của bé. Khi đi khám kiểm tra sức khỏe thai nhi định kỳ ở tuần này, bố mẹ nhớ nhìn thật kỹ nhé vì có thể sẽ thấy được em bé của mình động đậy trong bụng mẹ đấy!
Sự phát triển của thai nhi từ tuần 4 đến tuần 6.
Tuần 10: Ở tuần thứ 10 này, “đuôi nòng nọc” của bé đã hoàn toàn biến mất. Não bé bắt đầu hình thành các kết nối thần kinh. Khuôn mặt của bé đã rõ nét hơn, mắt bé mở to nhưng sẽ sớm đóng lại khi mí mắt được hình thành. Tất cả các bộ phận khác đang phát triển, duy chỉ có hệ tiêu hóa vẫn còn đang hoàn thiện. Tim của thai nhi bắt đầu chia ngăn và bố mẹ có thể nghe thấy nhịp tim của bé khi siêu âm Doppler.
Tuần 11: Em bé của mẹ đang phát triển rất tích cực. Tuy nhiên ở tuần thứ 11, sự phát triển của thai nhi vẫn chưa đủ rõ ràng để bố mẹ có thể cảm nhận được là bé đang “đạp” trong bụng mẹ. Chiều dài của bé ở tuần này vào khoảng 11 inch (khoảng hơn 5 cm), trong đó đầu của bé chiếm một nửa chiều dài toàn bộ cơ thể. Trong tuần này, con ngươi và móng tay của bé cũng đang phát triển, và bé có thể nhận biết được một chút ánh sáng.
Tuần 12: Mẹ đã đi đến chặng cuối của kỳ tam cá nguyệt đầu tiên rồi! Đây là một cột mốc quan trọng đấy. Vào cuối tuần 12, nguy cơ sảy thai đã giảm đi đáng kể. Mẹ bắt đầu thấy rõ những thay đổi về cân nặng của mình và người thân có thể nhận ra rằng mẹ đang mang thai. Trong bụng mẹ, bé yêu cũng đang bước vào chặng cuối của giai đoạn phát triển của thai nhi. Mặt của bé đã hình thành rõ nét, nhiều cơ quan cũng đang phát triển khỏe mạnh. Từ tuần này trở đi, xương của bé bắt đầu cứng lại. Cơ thể của bé cũng đã duỗi ra chứ không còn co tròn như giai đoạn trước nữa.
Sự phát triển của thai nhi từ tuần 4 đến tuần 6.
Tuần 13: Tuần của cùng trong giai đoạn phát triển của thai nhi ở ba tháng đầu đã đến hồi kết. Đầu của bé bắt đầu được cân bằng với tỉ lệ của cơ thể chứ không còn lớn như những tuần trước nữa. Mong rằng tới cuối tháng thứ 3, mẹ đã bớt những cơn ốm nghén. Nếu tình trạng sức khỏe của mẹ trở nên tồi tệ, mẹ cần thông báo tới bác sĩ càng sớm càng tốt.
Dây rốn là nơi cung cấp chất dinh dưỡng cho bé chứ không còn là chất dịch “lòng đỏ” ở những tuần đầu nữa vì vậy mẹ nên chú trọng ăn uống và chăm sóc bản thân. Nếu mẹ mang thai bé gái, ở tuần này, bé đã có tới hàng ngàn quả trứng bé tí trong tử cung rồi đấy! Thật kỳ diệu phải không?
Bé đã phát triển khá hoàn chỉnh ở tuần thứ 13 của thai kỳ. (Nguồn WebMD)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét