Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

Chặn đứng nguy cơ tiểu đường khi mang thai

Ngày 24-2-2019, bệnh viện Quốc Tế Mỹ (AIH) phối hợp cùng MarryBaby tổ chức lớp học tiền sản chuyên đề Dinh dưỡng phòng ngừa tiểu đường thai kỳ. Lớp học được Thạc sĩ - Bác sĩ Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện AIH - Trần Thị Ngọc Châu hướng dẫn.>> https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Hạn chế nguy cơ tiểu đường khi có mang

100 cặp bố mẹ hào hứng tham gia lớp học đã có thêm kiến thức chăm sóc mẹ bầu trong thai kỳ và phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.

Những kiến thức phổ thông về tiểu đường thai kỳ
1. Insulin giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể nhưng khi mang thai một số hormone khác cần thiết cho sự phát triển của bé được tiết ra khiến insulin hoạt động không hiệu quả dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.
Theo tổ chức Y Thế Giới tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nhưng thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là ở tuần thai 24 – 28.
2. Để kiểm tra chỉ số đường huyết, mẹ sẽ trải qua 3 lần xét nghiệm và thực hiện khi đang đói:
Xét nghiệm 1: Nếu đường huyết trên 5.1mmol/l hoặc trên 92mg/dl, bác sĩ sẽ chẩn đoán mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu kết quả nhận được thấp hơn chỉ số này, vẫn chưa đủ để kết luận mẹ không có nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Xét nghiệm 2: Mẹ sẽ được uống nước đường với 75gr glucose (đường đơn) để làm xét nghiệm lần 2, sau đó kiểm tra lượng đường huyết 1 giờ sau khi uống nước đường. Nếu kết quả lớn hơn 10mmol/l hoặc 180mg/dl thì bác sĩ sẽ chẩn đoán mẹ mắc bệnh.
Xét nghiệm 3: Xét nghiệm này được thực hiện 2 giờ sau khi uống nước đường, nếu kết quả lớn hơn 8.5mmol/l hoặc 150mg/dl thì nguy cơ mắc bệnh của mẹ đã rõ ràng.
3. Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến mẹ và bé:
Ảnh hưởng đến thai nhi: Bé sẽ bị thừa cân, dễ hạ đường huyết sau sinh, nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2.
Ảnh hưởng đến mẹ: Nguy cơ bị tiền sản giật, sinh mổ, mẹ dễ mắc tiểu đường tuýp 2
Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ
Yếu tố di truyền
Các nguyên cứu lâm sàng cho thấy người châu Á, đặc biệt Nam Á có nguy cơ mắc tiểu đường cao. Người có tiền sử bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ dễ mắc tiểu đường thai kỳ.
Yếu tố bệnh sử
Nếu mẹ đã từng sinh bé lớn hơn 4 – 5kg sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ khi sinh con lần 2. Đặc biệt, trong lần mang thai trước nếu mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ thì mẹ sẽ dễ mắc bệnh ở lần tiếp theo.
Yếu tố dinh dưỡng
Thói quen ăn uống không lành mạnh, thích ăn vặt và ăn món ngọt: Đường đơn trong những thực phẩm này hấp thụ trực tiếp vào cơ thể khiến đường huyết tăng nhanh.
Ít ăn trái cây, rau xanh: Nếu chỉ ăn tinh bột và thịt, men tiêu hóa tác động trực tiếp lên tinh bột sẽ giải phóng đường rất nhanh. Vì vậy, bữa ăn đầy đủ rau, trái cây, chất xơ sẽ giúp làm chậm quá trình giải phóng đường của men tiêu hóa, giúp đường được đưa vào máu chậm hơn.
Bác sĩ Châu khuyến cáo mẹ bầu: “Các nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ về di truyền và bệnh sử không thể tác động được nhưng nguyên nhân về dinh dưỡng có thể điều chỉnh được để ngăn ngừa và điều trị bệnh”.
Thạc sĩ – Bác sĩ Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Quốc Tế Mỹ – Trần Thị Ngọc Châu
Các nguyên tắc dinh dưỡng tránh tiểu đường thai kỳ
Thay đổi thói quen ăn uống
Mẹ nên giảm số bữa ăn, không nên ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, ăn đầy đủ dinh dưỡng, ăn bổ sung rau, củ quả…
Ưu tiên nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Thực phẩm chỉ số đường huyết cao: Cơm trắng, khoai tây, bánh mì trắng, mì trứng, trà sữa, bánh ngọt, trái vải đóng hộp, dưa hấu, đường,…
Thực phẩm chỉ số đường huyết trung bình: Cháo, bún, phở, khoai lang, khoai môn, khoai mỡ, quả sa kê, vải tươi, nho khô, việt quất, sơ-ri, đu đủ, củ dền, bí đỏ, sữa đặc có đường, si-rô, mật ong, đường thốt nốt,…>> xét nghiệm quốc tế gentis
Thực phẩm chỉ số đường huyết thấp: Gạo lứt, gạo nếp than, mì ý, bắp, khoai mì, hầu hết các loại rau củ, các loại hạt, sữa tươi, phô-mai,…
Duy trì bữa ăn lành mạnh
Ăn đầy đủ, cân bằng và đa dạng 5 nhóm thực phẩm gồm đạm, tinh bột, rau, trái cây, sữa. Mỗi nhóm thực phẩm nên ăn bằng ¼ đĩa thức ăn trong 1 bữa. Lượng trái cây có thể ít hơn rau, đạm có thể ít hơn tinh bột và tinh bột thì cần phải ngang bằng với rau.
Ăn theo nguyên tắc cầu vồng dựa trên màu sắc của loại thực phẩm trong tự nhiên để tăng tính đa dạng của bữa ăn, không nên chỉ ăn một loại thực phẩm.
Kiểm soát cân nặng
Trước tiên mẹ cần kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi mang thai dựa trên chỉ số BMI.
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế Việt Nam năm 2018 mẹ nên kiểm soát cân nặng như sau:
Nếu trước khi mang thai mẹ đang trong tình trạng suy dinh dưỡng (BMI=18.5) thì cần tăng cân nhiều. Mẹ nên tăng 0,4 – 0,6kg/tuần và tăng 12 – 18kg trong suốt thai kỳ.
Với các mẹ có chỉ số BMI bình thường từ 18,5 – 23 thì nên tăng từ 0,4 – 0,5kg/tuần và trong suốt thai kỳ nên tăng 11 – 16kg.
Các mẹ thừa cân cũng vẫn nên tăng cân từ 0.2 – 0.3kg với tổng cân nặng suốt thai kỳ tăng từ 5 – 9kg.
Định lượng 1 bữa ăn/ngày cho mẹ bầu
Đối tượng: Mẹ bầu, nhân viên văn phòng, có chiều cao 1,55m
Một bữa ăn bình thường khi chưa mang thai
Năng lượng cần cho 1 ngày: 1600kcal
Tinh bột: 150gr/ngày tương đương 1 chén cơm
Rau: 100gr/ngày tương đương 1 chén rau
Đạm: 80gr/ngày tương đương khối lượng thịt bằng khoảng 1 bàn tay
Trái cây: 100gr/ngày tương đương ½ trái táo
Sữa: 1 ly hoặc 1 hộp sữa/ngày nên chọn loại không đường và ít béo có thể thay thế bằng sữa chua
Một bữa ăn cho mẹ bầu
Mẹ cần tăng đều lượng thức ăn của 5 nhóm thực phẩm để đảm bảo tính cân bằng của bữa ăn.
3 tháng đầu thai kỳ mẹ cần tăng 50kcal
Tinh bột: 150gr/ngày
Rau: 100gr/ngày tương đương 1 chén rau
Trái cây: cần tăng thêm 100gr tương đương với ½ trái táo
Thịt: 80gr/ngày
Sữa: 1 ly hoặc 1 hộp sữa/ngày nên chọn loại không đường và ít béo có thể thay thế bằng sữa chua
3 tháng giữa thai kỳ mẹ cần tăng 250kcal
Tinh bột: cần tăng thêm ½ chén cơm nên tăng vào bữa sáng và bữa trưa
Rau: tăng thêm ½ chén rau
Trái cây: thêm ½ trái táo
Thịt: tăng thêm 60gr/ngày
Sữa: tăng thêm 1 hộp sữa hoặc 1 hũ sữa chua
3 tháng cuối thai kỳ cần tăng 450kcal
Tinh bột: Tăng thêm 1 chén cơm
Rau: Tăng thêm 1 chén rau
Thịt: tăng 120gr/ngày
Sữa: 1 hộp sữa hoặc 1 hũ sữa chua
Mẹ nên kết hợp tăng cường vận động với những động tác nhẹ, phù hợp với mẹ bầu để tiêu hao lượng đường dự trữ trong cơ thể sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ.
Sau khi được bác sĩ Châu cung cấp kiến thức, bố mẹ được làm bài tập thực hành ngay tại lớp và nhận quà từ nhà tài trợ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét