Khám thai là những lần giúp mẹ bầu kiểm tra được tình trạng phát triển của thai nhi, thế nhưng khám thai có phải càng nhiều càng tốt? Hay khám bao nhiêu lần là đủ? GENTIS tổng hợp và gửi tới các mẹ bầu lịch Năm lần khám thai quan trọng kiểm tra sát sao sức khỏe của thai nhi.>> phòng xét nghiệm gentis
5 xét nghiệm thai nhi quan trọng bạn nên khám trước sinh
Lần khám thai đầu tiên – Con đã vào tử cung hay chưa?
Nếu như bạn đã chậm kinh được khoảng 3 tuần, hãy để ý những dấu hiệu lâm sàng biểu hiện sớm cho biết bạn đang mang thai như: Tức bụng âm ỉ, người mệt mỏi, đau tức ngực và đặc biệt là thử que thử thai đã báo hai vạch thì bạn cần đi khám và siêu âm để kiểm tra chính xác mình đang có thai hay không? Nếu có thì liệu thai đã vào tử cung hay chưa? Thai nhi có đang phát triển không? Cùng với đó, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu làm xét nghiệm máu để phát hiện bệnh lý của mẹ kèm thai như tim sản, tiểu đường, cao huyết áp… Từ đó tư vấn cho các bà mẹ nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ sớm, cách thức bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé và quyết định lịch khám thai tiếp theo.
Lần khám thai thứ 2 – Sàng lọc trước sinh
Từ tuần thai thứ 10 – 14, mẹ bầu nên siêu âm để kiểm soát sớm bệnh Down bằng cách đo độ mờ da gáy, bác sĩ sẽ kết hợp với tuổi mẹ, tuổi thai, và nhiều chỉ số khác để xác định nguy cơ của con. Từ tuần thai thứ 10 cho đến hết thai kỳ, mẹ bầu có thể thực hiện sàng lọc trước sinh cho con để biết được con có mắc phải hội chứng dị tật bẩm sinh hay không bằng phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – illumina.
Ở giữa tuần 11-12, Bác sĩ tiến hành siêu âm để tính ngày thụ thai chính xác và xem thai nhi có phát triển bình thường hay không để chẩn đoán ngày sinh.
Lần khám thai thứ 3 – Con đang phát triển như thế nào?
Ở tuần 16, mẹ bầu sẽ được thăm khám thông thường và theo dõi thai nhi, dựa vào tình trạng sức khoẻ của thai phụ mà bác sĩ yêu cầu phải làm thêm một số xét nghiệm nếu cần.
Từ tuần lễ thứ 15 -19 thai kỳ, những dị tật, dị dạng thai nhi được chẩn đoán tương đối rõ ràng. Thai càng lớn hơn, các dị tật dị dạng sẽ khó quan sát hơn. Từ đó các bà mẹ sẽ được tư vấn để chấm dứt thai kỳ sớm, tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý về sau. Nếu chưa thực hiện sàng lọc trước sinh cho con thì mẹ bầu nên thực hiện sớm nhất có thể để nắm được tình trạng sức khỏe của con.>> NIPT - Illumina
Lần khám thai thứ 4 – Khám thai trong Tam cá nguyệt cuối cùng
Ở tuần 31 đến 32, các mẹ bầu vẫn tiến hành khám, theo dõi và làm siêu âm lần cuối cùng. Cũng trong lần khám này, người mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 2 – 3 tháng cuối là lúc các bà mẹ sắp sinh mà các tai biến sản khoa thường xảy ra khi sinh, trong chuyển dạ. Do đó, khám thai vào thời điểm này là để chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ… từ đó có thể tiên lượng được cuộc vượt cạn sắp tới dễ hay khó, có nguy cơ gì? Ngoài ra những thai kỳ nguy cơ cao đã có thể phát hiện được và từ đó cho nhập viện sớm trước ngày dự sinh.
Lần khám thai thứ 5 – Khám trước sinh
Bước sang tuần 36, các mẹ bầu bắt buộc phải đi khám để theo dõi thai nhi và theo dõi sự chuyển dạ. Trong lần khám này, mẹ bầu có thể sẽ được bác sĩ gây mê khám. Đây cũng là lần khám để đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh: sinh thường hay phải mổ đẻ. Có thể chuẩn bị cho nhập viện, mổ chủ động khi thai đủ trưởng thành (38 tuần) đối với những trường hợp phải sanh mổ như: nhau tiền đạo, ngôi mông con to, khung chậu hẹp, vết mổ lấy thai cũ…
Cần lưu ý gì khi đi khám thai?
Không siêu âm quá nhiều: Hiện nay, ngành y tế ngày càng phát triển và hiện đại nên việc khám thai trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Chính vì thế mà nhiều sản phụ khi mang thai vì mong muốn được nhìn thấy hình ảnh con nên đã không ngần ngại tốn kém đi siêu âm nhiều lần. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, việc siêu âm nhiều lần khi mang thai là điều không cần thiết
Đi khám thai cùng chồng: Tại tuần thai thứ 10 – 20, nếu như các mẹ bầu đi khám thai để sàng lọc trước sinh cho con nên đi cùng ông xã để tránh căng thẳng và lo lắng. Bạn nên trao đổi trước với ông xã để cùng đi khám sàng lọc cho con và để cả hai vợ chồng đều có thể biết được tình trạng sức khỏe của con để có được những hướng chăm sóc con phù hợp nhất.
Lựa chọn phương pháp sàng lọc trước sinh: Mỗi phương pháp sàng lọc trước sinh có độ chính xác khác nhau và sàng lọc được số lượng các hội chứng khác nhau, bởi vậy mẹ bầu nên lựa chọn phương pháp sàng lọc an toàn – không xâm lấn – kết quả chính xác và nhanh chóng để sàng lọc cho con.
Các mẹ bầu nên ghi nhớ lịch khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ và nhớ không để lỡ một lịch khám thai nào để nắm được chắc chắn sự phát triển của con thay đổi như thế nào sau mỗi tuần nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét