Siêu âm tim bẩm sinh giúp phát hiện các dị tật tim thai nhi (nếu có). Do đó, tất cả các sản phụ nên thực hiện xét nghiệm này theo chỉ định của bác sỹ.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh là 0,8 – 1%. Trong đó, dị tật tim nặng cần can thiệp ngay sau sinh chiếm đến 25%. Tuy nhiên, hầu hết các tật tim hiện tại đều có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn và đưa trẻ về cuộc sống bình thường nếu chọn đúng thời điểm can thiệp. Do đó, siêu âm tim bẩm sinh chính là giải pháp giúp phát hiện các dị tật về tim ngay từ sớm.
Mẹ bầu nên siêu âm tim bẩm sinh trong thai kỳ vì sao ?
1. Vì sao mẹ nên thực hiện siêu âm tim thai nhi?
Bệnh tim bẩm sinh (CHD) là tình trạng bất thường phổ biến ở trẻ sơ sinh, có khả năng gây tử vong cao. Nhiều trường hợp thai nhi có dị tật tim phức tạp thường tử vong trong mang thai 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên dù bé có thể ra đời thì cũng chịu nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ như: chậm tăng cân, nhiễm trùng hô hấp thường xuyên (viêm phế quản, viêm phổi), tim đập nhanh… Lúc này, trẻ thường phải điều trị bằng phẫu thuật, thuốc men và nặng hơn là ghép tim. Một số trẻ không thể điều trị dứt điểm mà cần phải theo dõi và điều trị suốt đời.
Với sự phát triển của khoa học và y tế, siêu âm tim bẩm sinh bằng các phương pháp siêu âm 2D - 3D – 4D tim thai (STIC), siêu âm Doppler màu… có thể phát hiện các dị tật bất thường. Bên cạnh đó, các phương pháp này còn mang đến những lợi ích tuyệt vời khác cho cả bé và ba mẹ:
Siêu âm tim giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh.
Với chẩn đoán sớm, gia đình có thể chuẩn bị chăm sóc tốt cho trẻ sơ sinh và về sau.
Giúp bố mẹ ổn định cảm xúc và chuẩn bị tài chính để chăm sóc cho trẻ.
Siêu âm tim bẩm sinh là xét nghiệm cần thiết mà mọi sản phụ đều nên thực hiện.
2. Đâu là thời điểm thích hợp để siêu âm tim thai nhi?
Trong hầu hết trong các trường hợp, siêu âm tim bẩm sinh thường cho kết quả chính xác vào tuần thứ 17 và 18 hoặc trễ hơn của thai kỳ. Với một số thiết bị siêu âm hiện đại ngày nay, việc siêu âm tim có thể thực hiện sớm hơn, khoảng vào tuần thứ 12. Tuy nhiên, dù đã thực hiện việc siêu âm tim thai phụ vẫn sẽ được yêu cầu siêu âm lại sau một vài tuần. Điều này giúp đảm bảo kết quả sẽ được chính xác hơn cũng như có khả năng sàng lọc dị tật thai nhi khác.
3. Siêu âm tim bẩm sinh được thực hiện như thế nào?
Có 2 hình thức siêu âm tim thai là siêu âm bụng. Cách thức thực hiện như sau:
- Siêu âm bụng: Đây là hình thức siêu âm phổ biến nhất để đánh giá tim thai nhi. Phần gel bôi vào bụng mẹ, kế tiếp đầu dò siêu âm được đặt nhẹ nhàng trên bụng mẹ và chụp ảnh. Xét nghiệm này không gây đau đớn và không gây hại cho em bé. Thời gian thực hiện xét nghiệm này mất trung bình 45 phút 120 phút tùy thuộc vào độ phức tạp của tim thai.
- Siêu âm nội tiết: Siêu âm này thường được áp dụng khi gia đình hoặc mẹ muốn biết sớm về tình trạng tim thai. Một đầu dò siêu âm nhỏ được đưa vào âm đạo và tựa vào phía sau âm đạo. Tiếp đến, đầu dò sẽ chụp hình tim thai nhi.
Thông qua việc siêu âm tim thai, mẹ có thể biết được tim của bé có đang bị bất thường gì không.
4. Siêu âm tim bẩm sinh được chỉ định cho những trường hợp nào?
Tất cả thai phụ đều cần thực hiện siêu âm tim cho thai nhi, đặc biệt là các trường hợp sau đây:
- Người mẹ có tiền sử mắc các bệnh như:
- Tiểu đường,
- Rối loạn tự miễn dịch như lupus ban đỏ hệ thống (SLE) hoặc hội chứng Sjogren's
- Sử dụng thuốc, ví dụ, thuốc chống động kinh hoặc thuốc chống loạn thần như lithium.
- Tim mạch.
- Anh hoặc chị của bé có tiền sử bệnh tim.
- Thai nhi xuất hiện các khiếm khuyết cấu trúc trong các hệ thống khác.
- Thai nhi bị nhiễm trùng
- Phát hiện thai nhi bị tăng trưởng chậm (Intrauterine growth restriction – IUGR) trong 3 tháng giữa của thai kỳ.
5. Cần làm gì sau khi siêu âm tim thai?
Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, thai phụ sẽ được yêu cầu quay lại để theo dõi siêu âm tim thai và các xét nghiệm cần thiết khác cho đến khi sinh. Nếu tìm thấy dị tật bất thường, bác sĩ tim mạch nhi khoa sẽ chụp ảnh bổ sung và giải thích tình trạng hiện tại của thai nhi, bao gồm:
- Dị tật có ảnh hưởng đến thai nhi trước khi sinh không?
- Sản phụ có cần phải chuyển ngay sau khi sinh không?
- Bé có cần phẫu thuật tim sau khi sinh hay không?
Bên cạnh siêu âm tim bẩm sinh, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm khác như:
- Siêu âm thai chuyên sâu.
- MRI thai nhi.
- Tư vấn di truyền.
- Tư vấn kiểm soát thai kỳ.
- Chọc dò ối.
Tư vấn các vấn đề mà ba mẹ cần chuẩn bị nếu bé đang có nguy cơ bị bệnh tim bẩm sinh: Những nguy hiểm thường gặp, cách chăm sóc, chi phí… khi nuôi dưỡng trẻ bị bệnh tim.
Xem thêm: xét nghiệm trước sinh gồm những gì ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét