Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

Ăn lá sung khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe

Không chỉ trồng làm cảnh, là sung còn là loại rau sống ăn kèm cực ngon, gia tăng sức hấp dẫn cho món ăn. Không chỉ thế, lá sung còn là một vị thuốc trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe. Vậy bà bầu ăn lá sung được không? Cùng trung tâm gentis tìm hiểu ngay nhé !!!

Ăn lá sung khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe không ?

Vài nét về lá sung

Lá sung là lá của cây sung, thường xuất hiện các cục, mụn nhỏ sần sùi trên bề mặt lá. Hiện tượng này xuất hiện là do một số loài sâu sống ký sinh trên lá, vì vậy người ta còn gọi lá sung bằng tên khác như lá sung vú, sung cóc, lá vã…

Đặc điểm

Lá sung là lá của cây sung, thường xuất hiện các cục, mụn nhỏ sần sùi - Ảnh minh họa: Internet

Lá sung có hình trứng, mũi mác, mọc so le, dài 1.5 - 2cm, có màng, cuống lá dài 2 - 3cm. Lúc còn non, lá có màu lục nhạt, có lông tơ. Khi lá về già sẽ hơi xù xì, màu lục sẫm gần trục, nhìn rõ gân hai bên.

Phân bố

Cây sung phân bố rộng rãi ở khắp mọi nơi, đặc biệt là những nơi ẩm về không khí lẫn đất đai. Lá sung phát triển mạnh mẽ khi cây sống ở ven hồ, sông ngòi hoặc trong các bồn chậu non bộ.

Thành phần hóa học của lá sung

Các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra trong thành phần lá sung chứa lượng chất xơ dồi dào, canxi và chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó lá sung còn chứa hàm lượng vitamin tốt cho cơ thể gồm vitamin A, B, C, K, khoáng chất như: Natri, mangan, kẽm, đồng, magie, kali…

Lá sung có tác dụng gì?

Theo Đông y, lá sung có vị ngọt, tính bình, hơi đắng, dùng trong các trường hợp làm thuốc lợi sữa, thuốc bổ cho người mới ốm dậy, chữa gan nóng, vàng da, trị mụn nhọt, cúm sốt…

Công dụng của lá sung đối với sức khỏe

Trước khi tìm hiểu việc bà bầu ăn lá sung được không. Mời bạn đọc cũng Phụ Nữ Sức Khỏe điểm qua một số công dụng nổi bật của lá sung mà cả y học truyền thống và hiện đại đều chứng minh.
Người ta không còn chỉ biết đến lá sung với chức năng làm rau gia vị trong nhiều món ăn ngon, mà là sung còn được áp dụng trong nhiều bài thuốc hữu hiệu, phù hợp với đa dạng đối tượng người dùng.
  • 1. Chữa sốt, cảm cúm, đau nhức
Chuẩn bị lá sung, lá chanh, tỏi, nghệ với tỉ lệ bằng nhau đem sắc nước đặc để uống. Sau khi uống xong, đắp chăn để ra mồ hôi rồi lau sạch.
  • 2. Chữa mụn cóc
Dùng nhựa lá sung bôi trực tiếp lên mụn cóc - Ảnh minh họa: Internet
Tại vị trí mọc mụn, dùng nhựa lá sung bôi trực tiếp lên đó, ngày thực hiện 2 lần. Khoảng 5 - 6 ngày sau mụn sẽ rụng.
  • 3. Trị giời leo (Zona)
Lá sung rửa sạch, thái nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn rồi đắp vào chỗ bị giời leo. Bệnh nhanh chóng khỏi sau 1-2 ngày.
  • 4. Bài thuốc lợi sữa
Tuy bà bầu ăn lá sung được không còn là một thắc mắc của chị em. Nhưng nhiều bà mẹ sau sinh đã chia sẻ bí quyết lợi sữa từ lá sung tuyệt vời. Rất đơn giản, mẹ cần có 100g lá sung cóc, 50g mít non, 50g đu đủ non, 10g lõi thông thảo, hạt 5g mùi để sống. Tất cả đem thái nhỏ và cho vào nấu cùng 100g gạo nếp, 1 cái chân giò lợn thành cháo chín nhừ. Ăn ngày 1 - 2 lần, liên tục trong 3 - 4 ngày.
  • 5. Lá sung làm co búi trĩ
Lá sung phát huy vai trò đẩy lùi triệu chứng ở bệnh trĩ, lại mang tính kháng khuẩn cao, tiêu viêm tốt. Vì thế, việc dùng lá sung cho người bệnh bị đau nhức khó chịu bởi búi trĩ lòi ra rất hiệu quả ấn tượng
Cách thức hiện như sau: Lấy các loại lá gồm lá sung, lá lốt, ngải cứu, cúc tần, mỗi thứ 1 nắm, thêm củ nghệ tươi và chén nước bồ kết đặc. Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch cùng nước muối pha loãng rồi thái nhỏ.
Bỏ lá và nghệ đã thái vào nồi, thêm chừng 8 cốc nước đun sôi lên. Sau đó, cho phần nước bồ kết vào, đậy kín, đun nhỏ lửa chừng 10 - 15 phút nữa thì đổ hỗn hợp ra chiếc thau để xông hậu môn.
Trước khi thực hiện đừng quên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm pha muối. Tiến hành xông bằng nước lá 15-20 phút rồi dùng chiếc khăn mềm sạch lau khô, nằm nghỉ ngơi 3-4 tiếng.
Để đảm bảo sự thuận tiện cũng như phát huy hiệu quả lá sung chữa bệnh trĩ, nên áp dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đồng thời, lưu ý không đưa nguyên liệu sát vào nơi hậu môn, dễ làm tổn thương khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Mẹ bầu không nên bỏ qua gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh dưới đây để chuẩn đoán dị tật thai nhi chính xác nhất: https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina
  • 6. Lá sung chữa tiểu đường
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hàm lượng chất xơ trong lá sung rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Các chất chống oxy hóa còn góp phần phòng tránh nhiều biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra.
Một số hoạt chất quan trọng trong lá sung thúc đẩy tuyến tụy sản sinh thành công insulin, kích thích các tế bào nhạy cảm hơn với insulin. Từ đó bảo đảm quá trình trao đổi glucose của cơ thể diễn ra tốt hơn. Bởi vậy, người bị tiểu đường hãy ghi nhớ bài thuốc sau đây:
Một số hoạt chất quan trọng trong lá sung thúc đẩy tuyến tụy sản sinh insulin - Ảnh minh họa: Internet
Chuẩn bị 300g lá sung (chọn lá bánh tẻ, không nên quá non hay quá già), 1.5 lít nước sạch. Lá sung rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo nước, vò hơi nát. Nước cho vào ấm đun sôi, sau đó cho lá sung vào nấu chừng 15 phút thì tắt bếp, uống nước lá sung hàng ngày, kiên trì đều đặn trong thời gian dài, kết hợp chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học để đạt kết quả tốt nhất.
  • 7. Bài thuốc bổ từ lá sung
Dành cho người mới ốm dậy, mất ngủ, kém ăn: Lá sung 200g, các vị hạt sen, thục địa, hà thủ ô, đẳng sâm, củ mài, tảo nhân, ngải cứu mỗi thứ 100g. Đem lá sung phơi trong bóng râm, củ mài đồ chín, sao vàng, hà thủ ô tẩm nước đậu đen, sao kỹ, tảo nhân sao đen, đẳng sâm, hạt sen sấy khô… sau đó đem tán thành bột mịn.
Thục địa tẩm thêm nước gừng, sao thơm rồi giã nhuyễn. Ngải cứu tươi nấu lấy nước đặc. Trộn cùng bột những loại nguyên liệu trên, thêm mật làm viên to bằng hạt ngô, sấy khô. Người lớn mỗi lần uống 18 viên, trẻ nhỏ tùy độ tuổi ăn 2-6 viên, mỗi ngày dùng 2 lần.
  • 8. Chữa nổi cục đỏ ở lưng, ngực, đau và sốt
Chuẩn bị 40g lá sung vú, ngưu tất, huyết giác, huyền sâm mỗi vị 20g. Thái nhỏ tất cả rồi cho vào sắc cùng 400ml nước, giữ còn 100ml để uống ngày 2 lần.
  • 9. Trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh
Dùng các loại lá sung và mít theo tỷ lệ 1:1 phơi khô, đốt cháy, tán mịn. Đem hòa cùng chút mật ong, bôi ngày 3 lần cho trẻ.
  • 10. Lá sung chữa bỏng
Phơi khô lá sung, tán thành bột, hòa thêm chút mỡ chó để bôi nhiều lần trong ngày lên vết bỏng. Lá sung chữa bệnh làm dịu đau đớn, ngăn chặn sự phồng rộp khó chịu.
  • 11. Trị nhức đầu
Từ lá sung, lấy nhựa, cho vào tờ giấy mỏng rồi đắp lên vị trí 2 thái dương. Hoặc có thể dùng lá sung non ăn kèm trước khi đi ngủ để thu trị nhức đầu.
  • 12. Chữa gan nóng, vàng da
Lấy lá sung vú, nhân trần mỗi thứ 30g, rau má 50g, kê huyết đằng 20g, sâm đại hành 20g. Cho vào sắc nước uống hàng ngày thay nước chè.
  • 13. Chữa thủy đậu
Lá sung tươi chuẩn bị 100-150g, sắc nước rồi dùng bông hay khăn mềm tẩm nước thuốc, bôi lên chỗ bị mụn thủy đậu, áp dụng 3-5 lần/ngày. Sau khoảng 3-5 ngày tình trạng bệnh có tiến triển rõ rệt, da trở nên nhẵn nhụi, không để lại sẹo.

Bà bầu có ăn được lá sung không?

Lá sung rất dễ để sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi, những người bị mụn, lở loét ngoài da, người cơ thể ốm yếu, cảm sốt, đau nhức xương khớp. Hiệu quả ấn tượng ghi nhận ở bệnh nhân bị tiểu đường, trĩ. Vậy mang thai có được ăn lá sung không?
Bà bầu ăn lá sung được không thì câu trả lời là ‘Được’. Tuy nhiên, mẹ cần hết sức lưu ý về tác dụng hạ đường huyết, giảm glucose máu của lá sung. Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên cân nhắc thêm lá sung vào chế độ ăn uống để kiểm soát đường huyết.
Ngược lại, với những mẹ có chế độ dinh dưỡng kém, ốm nghén nhiều, mức độ glucose máu không cao, nếu ăn quá nhiều hoặc ăn lá sung liên tục sẽ tiềm tàng nguy cơ hạ đường huyết vô cùng nguy hiểm. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá sung.
Có thể thấy, bà bầu ăn lá sung được không còn tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mẹ trong thai kỳ, tốt nhất mẹ không nên tự ý ăn lá sung một cách mất kiểm soát. Thêm vào đó, các bài thuốc từ lá sung chỉ là biện pháp hỗ trợ chứ không thể thay thế hoàn toàn các giải pháp đặc trị bệnh chuyên biệt. Vì thế, trước khi quyết định áp dụng cần nắm rõ tình trạng cơ thể, tránh gặp phải rắc rối đáng tiếc.
Xem thêm nhiều hơn tại đây: https://nipt.com.vn/danh-cho-me

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét