Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

Lì xì ngay 1 triệu cho khách hàng làm sàng lọc trước sinh

Vui xuân Canh Tý – Lì xì hết ý: Các mẹ bầu đừng bỏ lỡ nhé – Được sử dụng gói Sàng lọc trước sinh cao cấp chuẩn Mỹ lại được LÌ XÌ NGAY 1.000.000Đ. Đến GENTIS xét nghiệm ngay thôi. Để đăng ký nhận ưu đãi gọi ngay 1800.2010.

Lì xì ngay 1 triệu cho khách hàng thực hiện sàng lọc trước sinh

Thông tin chi tiết về chương trình
Áp dụng: Lì xì ngay 1.000.000Đ cho khách hàng chọn xét nghiệm Gói Sàng lọc trước sinh cao cấp của GENTIS
Thời gian: Từ ngày 31/01 đến 10/02/2020
Phạm vi: Áp dụng cho khu vực phía Bắc
Liên hệ: Tổng đài miễn phí: 1800.2010
Sàng lọc trước sinh cao cấp chất lượng chuẩn Mỹ
GENTIS tự hào có NIPT công nghệ chuẩn Mỹ – được chuyển giao chính thức từ Illumia (Mỹ) – hãng công nghệ sinh học hàng đầu thế giới. Đây là giải pháp được sử dụng phổ biến trên thế giới vì có độ chính xác cao 99.9%; tỉ lệ âm tính giả 0.02% và tỉ lệ không lên kết quả là 0.1%. Kết quả xét nghiệm NIPT tại GENTIS đảm bảo chất lượng độ chính xác như xét nghiệm NIPT của Illumia tại Mỹ. Trên kết quả có sự xác nhận của chính hãng Illumina.
Chứng nhận của Illumina dành cho GENTIS
Đặc biệt hơn, GENTIS còn đạt được chứng nhận ISO 15189 – Được cấp chứng chỉ bởi văn phòng công nhận chất lượng BOA.
BOA là thành viên ký thỏa ước thừa nhận lẫn nhau MRA của APLAC (Tổ chức công nhận các phòng thí nghiệm Châu Á – Thái Bình Dương) và ILAC (Tổ chức Công nhận các phòng thí nghiệm quốc tế) cho chương trình Phòng thí nghiệm y tế (VILAS-MED)- ISO 15189.
Ngoài số VILAS MED 101 của BoA thì trên phiếu kết quả của GENTIS sẽ có dấu thừa nhận quốc tế ILAC-MRA. Điều này chứng tỏ kết quả xét nghiệm NIPT của GENTIS sẽ đươc chấp nhận và sử dụng trên toàn thế giới.
GENTIS sở hữu 02 trung tâm xét nghiệm quy mô lớn tại Hà Nội và Tp.HCM cùng 29 điểm thu mẫu trên toàn quốc. Hơn nữa GENTIS còn hỗ trợ thu mẫu tận nơi, các mẹ bầu chỉ cần gọi tổng đài miễn phí 1800 2010 để được tư vấn chi tiết.
GENTIS có 02 trung tâm xét nghiệm quy mô lớn tại Hà Nội và Tp.HCM – các mẫu xét nghiệm sẽ được trực tiếp phân tích tại đây
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn – công nghệ mới mẹ bầu an tâm
Nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh làm nhiều mẹ bầu lo lắng. Có rất nhiều cách để kiểm tra như: siêu âm đo độ mờ da gáy, Double test, tiptest thậm chí cả chọc ối… NIPT là công nghệ mới và tuyệt vời dành cho các mẹ bầu. Đặc biệt NIPT của GENTIS lại có công nghệ hàng hiện đại đầu thế giới.
NIPT-illumina giúp sàng lọc:
Bất thường số lượng nhiễm sắc thể gây ra các hội chứng phổ biến: Hội chứng Down, Hội chứng Edwards, Hội chứng Patau.
Bất thường NTS giới tính gây ra: Hội chứng Turner, Hội chứng Klinefelter, Jacobs, Thể tam nhiễm XXX.
Đột biến vi mất đoạn:Mất đoạn 22q11 (DiGeorge), Mất đoạn 15q11 (Angelman/Prader – Willi), Mất đoạn 1p36, Wolf – Hirschhorn, Cri-du-chat
Bất thường số lượng tất cả các NST còn lại

Ai nên làm xét nghiệm NIPT?

NIPT được khuyên thực hiện cho tất cả các thai phụ ngay từ tuần thai thứ 10 thai kỳ, đặc biệt là những thai phụ có nguy cơ cao sinh con mắc phải những hội chứng di truyền như:
Có kết quả Double test và/hoặc Triple test nguy cơ cao;
Phụ nữ mang thai từ tuổi 35 trở lên;
Có tiền sử sinh con dị tật/ đã từng sảy thai;
Các trường hợp thai lưu, mang thai dị dạng, thai chết lưu không rõ nguyên nhân;
Có kết quả siêu âm bất thường;
Có thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (IVF);
Mang thai đôi…
Để bầu vui khỏe, an tâm – các mẹ nhớ tìm hiểu xét nghiệm NIPT, và chọn đơn vị uy tín để thực hiện.
Các mẹ bầu đừng bỏ lỡ nhé – Được sử dụng gói Sàng lọc trước sinh cao cấp chuẩn Mỹ lại được LÌ XÌ NGAY 1.00.000Đ. Đến GENTIS xét nghiệm ngay thôi.
Để đăng ký nhận ưu đãi gọi ngay 1800.2010.

Tim thai 160 lần trên phút thì thai nhi là trai hay gái

Khoảnh khắc nghe được nhịp tim của bé yêu chắc hẳn bậc cha mẹ nào cũng tò mò muốn biết đó là một hoàng tử hay công chúa. Tim thai 160 lần mỗi phút là trai hay gái? Liệu có câu trả lời cho câu hỏi này không cùng gentis tìm hiểu ngay nào ?

Tim thai 160 lần mỗi phút thì thai nhi là trai hay gái

Tim thai không chỉ là một dấu hiệu cho thấy em bé khỏe mạnh mà còn có nhiều ý nghĩa khác. Nhịp tim thai có thể giúp bác sĩ chẩn đoán những bất thường ở trẻ, xác định được tuổi thai và dự đoán giới tính thai nhi.
  • Quá trình phát triển của tim thai
Một em bé khỏe mạnh, bình thường sẽ có nhịp tim trung bình trong thai kỳ là 120-160 nhịp/phút. Nhưng con số này sẽ thay đổi tùy vào tuần thai.
Các bác sĩ cho biết cơ tim bắt đầu hoạt động khoảng 3 tuần sau khi thụ thai. Về lý thuyết thì tim thai bắt đầu đập khi mới 3 tuần tuổi nhưng nó thấp đến mức siêu âm cũng không phát hiện được.
Rất ít phụ nữ phát hiện được tim thai khi siêu âm ở tuần thứ 5. Trong thực tế, các mẹ bầu thường phát hiện được nhịp tim thai ở tuần thứ 6. Nhịp tim trung bình ở tuần thứ 5-6 là 110 nhịp/phút.
Tim thai phát triển và nhịp tim thay đổi trong suốt thai kỳ.
Thai nhi tiếp tục phát triển và tỷ lệ nhịp tim cũng thay đổi nhanh chóng. Phải đến gần cuối thai kỳ thì tim thai mới đạt được chỉ số nhịp đập của người bình thường.
Giai đoạn tuần 7, 8, 9, 10: trong suốt khoảng thời gian này, nhịp tim của bé sẽ tăng lên đáng kể. Đây là dấu hiệu cho thấy mọi thứ hoàn toàn bình thường. Ở tuần thứ 6, nhịp tim là 110 nhịp/phút, sau đó nó sẽ tăng trong tuần thứ 7 và đạt mức 170 nhịp/phút ở tuần 9-10. Nhịp tim này tiếp tục duy trì trong 4 tuần tới.
Giai đoạn tuần 11, 12, 13, 14: Đến tuần thứ 14, nhịp tim bắt đầu giảm từ 170 nhịp/phút xuống còn 150 nhịp/phút.
Tuần 20: Sau 5 tháng mang thai, nhịp tim của bé sẽ giảm xuống còn 140 nhịp/phút.
Nhiều mẹ lo lắng khi tim thai không phải lúc nào cũng chính xác như những con số trên. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau và mẹ sẽ thấy chênh lệch khoảng 5-15 nhịp/phút khi mang thai. Điều này là hoàn toàn bình thường.
Nhịp tim của bé trai và bé gái không có sự khác biệt nhiều ở giai đoạn đầu thai kỳ.
  • TIM THAI 160 LẦN/PHÚT LÀ TRAI HAY GÁI?
Cách đoán giới tính thai nhi dựa vào tim thai được lưu truyền từ rất lâu và mặc dù chưa có căn cứ khoa học nào nhưng vẫn rất nhiều người tin theo.
Theo lưu truyền thì tim thai của bé gái sẽ đập nhanh và mạnh hơn bé trai. Nếu nhịp tim dưới 140 nhịp/phút thì mẹ đang bầu bé trai, nếu từ 140-160 nhịp/phút thì đó là bé gái. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không đúng như lý thuyết này, vì vậy, mẹ chỉ nên dùng nó để tham khảo.
Cách dùng nhịp tim thai để đoán giới tính của trẻ có tỷ lệ chính xác là 50/50
Trong nhiều thập kỷ người ta đã dùng tim thai để dự đoán giới tính của bé. Và giống như những phương pháp đoán giới tính không đáng tin, phương pháp này có tỷ lệ chính xác 50/50.
Rất khó khi dùng nhịp tim thai để đoán giới tính bởi nhịp tim của thai nhi sẽ tăng lên ở giai đoạn đầu thai kỳ. Và nếu theo lý thuyết trên thì mọi đứa trẻ đều là bé gái. Tỷ lệ nhịp tim sẽ giảm xuống về cuối thai kỳ, và nhịp tim 130 lần/phút không phải hiếm. Chỉ riêng logic trên đã cho thấy phương pháp đoán giới tính này không chính xác.
Theo một nghiên cứu thì tỷ lệ nhịp tim thai trong 3 tháng đầu không khác biệt đáng kể giữa trẻ sơ sinh trai và gái. Nếu các mẹ dự đoán mang thai con trai hay con gái dựa trên tim thai trong 3 tháng đầu thì tỷ lệ sai sẽ rất cao.
Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra là không có mối tương quan nào giữa nhịp tim và giới tính của trẻ.
Để xác định đúng giới tính của trẻ, mẹ nên thực hiện siêu âm và các xét nghiệm khác.
Giới tính của em bé được xác định ngay sau khi thụ thai bởi nó được ghi trong DNA của bé. Tuy nhiên, mẹ sẽ không nhận thức được điều này bởi những bộ phận sinh dục ngoài cần có thời gian để hình thành và xuất hiện. Quá trình này diễn ra từ tuần thứ 10-20 của thai kỳ. Nếu mẹ muốn biết giới tính của bé thì phải đợi đến khoảng tuần 18-20. Đây là khoảng thời gian tối ưu nhất giúp bác sĩ xác định được giới tính thai nhi thông qua siêu âm. Sau khoảng thời gian này, bé có xu hướng quay người lại nên bác sĩ khó nhìn được bộ phận sinh dục của bé. Ngoài ra các mẹ bầu trong thời gian mang thai nhớ quan tâm đến các gói dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh để tìm ra và phát hiện sớm các dị tật thai nhi nhé : https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2020

Tim đập nhanh trong khi có thai thì có sao không ?

Nhịp tim trung bình của một người vào khoảng 60-100 nhịp/phút, nếu vượt quá con số này sẽ được coi là tim đập nhanh. Vậy với mẹ bầu, tim đập nhanh khi mang thai có sao không? 

HIện tượng tim đập nhanh khi mang thai có sao không ?

Nhịp tim tăng lên đến 100 nhịp/phút và cao hơn mức bình thường, tình trạng này gọi là tim đập nhanh và rất phổ biến trong thai kỳ. Cơ thể mẹ bầu đang nuôi dưỡng một mầm sống khác bên trong và đòi hỏi nhiều oxy, chất dinh dưỡng hơn. Do đó, tim mẹ sẽ phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể.
Thế nên việc tim đập nhanh trong thai kỳ là điều hoàn toàn bình thường.
Vậy thì tim đập nhanh khi mang thai có hại không? Nhịp tim nhanh là dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh. Nó cho thấy cơ thể mẹ bầu đang hoạt động để đáp ứng với nhu cầu oxy và dinh dưỡng của thai nhi. Miễn là nhịp tim nhanh không đi kèm với các triệu chứng có hại khác thì mẹ không cần lo lắng.
Tim đập nhanh khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường.
  • Nguyên nhân khiến tim đập nhanh khi mang thai
Ngoài các yếu tố sinh lý thì còn một vài lý do khác khiến tim đập nhanh trong thai kỳ.
Những thay đổi ở tim và lưu lượng máu
Tử cung của mẹ cần nhiều máu hơn để cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho thai nhi đang tăng trưởng, phát triển. Vì vậy, tim cần cung cấp lượng máu nhiều hơn khoảng 30-50% so với mức bình thường. Nhịp tim mẹ bầu bình thường là khoảng 60-80 nhịp/phút nhưng bây giờ sẽ tăng thêm khoảng 15-20 nhịp/phút trong thai kỳ và đạt mức tối đa ở tam cá nguyệt thứ ba.
Sự lo lắng
Việc mẹ bầu lo lắng về em bé và sự an toàn trong quá trình sinh nở là điều hoàn toàn bình thường. Chính sự lo lắng này có thể khiến nhịp tim gia tăng.

Thay đổi kích thước tử cung

Tử cung tăng kích thước để chứa được thai nhi đang phát triển nên cần nhiều máu hơn. Điều này dẫn đến tim làm việc và đập nhanh hơn bình thường để bơm thêm máu đến tử cung.
Cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, trái tim cần đập nhanh hơn để cung cấp đủ oxy và dưỡng chất nuôi bé.

Thay đổi của ngực

Trong khi mẹ mang bầu thì tuyến vú bắt đầu hoạt động để sẵn sàng cho em bé bú. Khi ngực lớn hơn thì lưu lượng máu đến đây cũng gia tăng, điều đó có nghĩa là tim phải bơm máu nhiều hơn bình thường.

Các bệnh lý

Mẹ bị rối loạn tuyến giáp, thiếu máu, tiền sản giật và các vấn đề về tim như bệnh mạch vành, tăng huyết áp phổi… cũng sẽ kích thích tim đập nhanh khi mang thai. Tham khảo xét nghiệm dị tật thai nhi hết bao nhiêu tiền : https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/xet-nghiem-di-tat-thai-nhi-bao-nhieu-tien

Những ảnh hưởng khác do mang thai

Tăng cân, thay đổi nội tiết, tác dung phụ của thuốc dùng trong thai kỳ sẽ gây căng thẳng cho hệ toàn hoàn khiến nhịp tim tăng.

Các yếu tố lối sống

Hút thuốc lá, lạm dụng rượu, dùng quá nhiều caffein cũng sẽ dẫn đến nhịp tim tăng.
Đôi khi nhịp tim tăng còn là do ảnh hưởng của bệnh lý, lối sống.

DẤU HIỆU TIM ĐẬP NHANH KHI MANG THAI

Nhịp tim nhanh khi mang thai sẽ đi kèm với các dấu hiệu khác bao gồm: khó thở, đánh trống ngực, ho dai dẳng, chóng mặt, choáng váng, thi thoảng bị ngất.
Nếu mẹ bầu gặp những triệu chứng này thường xuyên thì hãy đi khám bác sĩ ngay để xem có gì bất thường hay không.

Nhịp tim thay đổi trong thai kỳ

Hoạt động của tim thay đổi tùy theo tam cá nguyệt và điều này cũng ảnh hưởng tới nhịp tim. Nhịp tim của mẹ bầu bắt đầu tăng từ tuần thứ 7 và sẽ đạt đỉnh, tăng 10-20% vào tam cá nguyệt thứ ba.
Thể tích nhát bóp (lượng máu bơm từ tim) tăng 10% trong nửa đầu thai kỳ và đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 20. Con số này sẽ duy trì ổn định cho tới khi sinh.
Tập thiền giúp nhịp tim của mẹ ổn định.

Đối phó với nhịp tim nhanh khi mang thai

Mặc dù tim đập nhanh khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng mẹ cũng nên thực hiện lối sống lành mạnh để giữ sức khỏe cho mình và bé.
– Mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh, không căng thẳng.
– Ngủ đủ giấc vào ban đêm, đảm bảo giấc ngủ không bị xáo trộn.
– Thực hiện các bài tập thư giãn như yoga, thiền định.
– Uống đủ nước để cơ thể không bị thiếu nước
Xem thêm nhiều hơn kiến thức mang thai tại đây : https://nipt.com.vn/

Những dấu hiệu tim thai dừng hoạt động

Tim thai ngừng phát triển có nghĩa là quá trình mang thai không thành công và thường dẫn đến tình trạng thai bị chết lưu. Khi tim thai ngừng phát triển 1 thời gian thì sẽ xảy ra hiện tượng thai chết lưu và khi đó thai nhi sẽ bị đẩy ra khỏi cơ thể mẹ. Tuy nhiên hiện tượng tim thai ngừng phát triển cần được khám, theo dõi kịp thời để có phương án giải quyết sớm, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ.

Những dấu hiệu tim thai ngừng phát triển

Nguyên nhân về phía mẹ: Mẹ bầu có nhiễm sắc thể bất thường, bị nhiễm trùng trước khi sinh, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh tim… khi mang thai thường dễ dẫn đến hiện tượng phôi thai ngừng phát triển.
Tim thai ngừng phát triển là một trong những hiện tượng rất nguy hiểm
Nguyên nhân từ phía thai nhi: Dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, nhiễm trùng bên trong tử cung, tan máu trong tử cung, cuống rốn bất thường, nhau thai bất thường,…
Thông thường khi tim thai ngừng phát triển khoảng 2 tuần hay khi thai nhi tử vong, tử cung sẽ tự co rút và đẩy nó ra bên ngoài.
Nếu thai nhi chết lưu trong tử cung khoảng 4 tuần có thể gây ảnh hưởng đến mẹ bầu, thậm chí có thể gây đông máu trong mạch máu rác thải đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Do đó, các mẹ nên chẩn đoán và xử lý sớm hiện tượng này. Gentis chia sẻ cho các mẹ bảng giá gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT chi tiết xem tại đây 
  • Dấu hiệu tim thai ngừng phát triển
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu bị mất phản ứng của thời kỳ đầu mang thai, mất cảm giác căng ngực, xuất hiện hiện tượng xuất huyết bất thường ở âm đạo và âm đạo tiết ra dịch nhầy màu nâu đen.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên hiện tượng tim thai ngừng phát triển
Các mẹ bầu nên tiến hành kiểm tra phụ khoa và kiểm tra phụ trợ, nếu độ lớn nhỏ của tử cung nhỏ hơn số tuần mang thai, siêu âm chưa thấy tim thai đập, xét nghiệm mang thai chuyển từ dương tính sang âm tính tức là phôi thai đã ngừng phát triển.
Ngoài ra các mẹ bầu sẽ cảm thấy hoạt động của thai ngừng, tử cung không phát triển, không nghe thấy nhịp tim của thai, độ cao của đáy tử cung thấp hơn tuần mang thai, ngực đang căng to nhưng lại có dấu hiệu nhỏ dần.
Siêu âm không thấy thai có nhịp tim và hoạt động của hau, xương sọ trùng điệp, sụp mỏ ác, kết cấu trong sọ không rõ ràng và hình dáng của thai nhi cũng không rõ ràng, nhau thai bị phồng. Nếu thực hiện chụp X-Quang có thể thấy khí tích tụ trong cơ thể thai nhi, cột sống có góc quanh co, theo dõi nhịp tim của thai nhi bằng điện tử cũng không thấy nhịp tim…. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy thai đã bị chết lưu.
Đến gặp bác sĩ để kiểm tra, thăm khám và có hướng xử trí kịp thời
  • Cách xử trí tim thai ngừng phát triển như thế nào ?
Mang thai là giai đoạn hết sức nhạy cảm nên dù xuất hiện bất cứ triệu chứng, dấu hiệu bất thường nào thì các mẹ bầu cũng nên cẩn thận, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và có hướng xử trí kịp thời. Không nên để quá lâu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Trong trường hợp xấu nhất là thai bị chết lưu bác sĩ sẽ lấy thai ta ngoài để đảm bảo sức khỏe của mẹ. Các mẹ hãy bình tĩnh đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý, nghỉ ngơi ổn định sức khỏe để có thể sớm quay lại với sinh hoạt, công việc cũng như sớm mang thai lại.
Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng cần phải chú ý không nên làm việc quá nặng nhọc, cần phải cung cấp đủ dinh dưỡng vì cho cơ thể vì khi mang thai nếu không được đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết thì sẽ dễ bị suy kiệt và dẫn đến chết lưu
Thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân
Thực hiện khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để sớm phát hiện những bất thường của bào thai.
Dấu hiệu tim thai ngừng phát triển cùng với những chia sẻ trên đây hy vọng đã cung cấp thêm cho các mẹ bầu những kiến thức hữu ích. Nếu các mẹ vẫn còn những thắc mắc về các xét nghiệm sàng lọc trước sinh liên quan hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số hotline 18002010. hoặc truy cập website: https://nipt.com.vn/

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2020

Những dấu hiệu tim thai ngừng không phát triển

Tim thai ngừng phát triển có nghĩa là quá trình mang thai không thành công và thường dẫn đến tình trạng thai bị chết lưu. Khi tim thai ngừng phát triển 1 thời gian thì sẽ xảy ra hiện tượng thai chết lưu và khi đó thai nhi sẽ bị đẩy ra khỏi cơ thể mẹ. Tuy nhiên hiện tượng tim thai ngừng phát triển cần được khám, theo dõi kịp thời để có phương án giải quyết sớm, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ.

Những dấu hiệu tim thai ngừng phát triển

  • NGUYÊN NHÂN TIM THAI NGỪNG PHÁT TRIỂN
Nguyên nhân về phía mẹ: Mẹ bầu có nhiễm sắc thể bất thường, bị nhiễm trùng trước khi sinh, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh tim… khi mang thai thường dễ dẫn đến hiện tượng phôi thai ngừng phát triển.
Tim thai ngừng phát triển là một trong những hiện tượng rất nguy hiểm
Nguyên nhân từ phía thai nhi: Dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, nhiễm trùng bên trong tử cung, tan máu trong tử cung, cuống rốn bất thường, nhau thai bất thường,…
Thông thường khi tim thai ngừng phát triển khoảng 2 tuần hay khi thai nhi tử vong, tử cung sẽ tự co rút và đẩy nó ra bên ngoài.
Nếu thai nhi chết lưu trong tử cung khoảng 4 tuần có thể gây ảnh hưởng đến mẹ bầu, thậm chí có thể gây đông máu trong mạch máu rác thải đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Do đó, các mẹ nên chẩn đoán và xử lý sớm hiện tượng này.
  • DẤU HIỆU TIM THAI NGỪNG PHÁT TRIỂN
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu bị mất phản ứng của thời kỳ đầu mang thai, mất cảm giác căng ngực, xuất hiện hiện tượng xuất huyết bất thường ở âm đạo và âm đạo tiết ra dịch nhầy màu nâu đen.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên hiện tượng tim thai ngừng phát triển
Các mẹ bầu nên tiến hành kiểm tra phụ khoa và kiểm tra phụ trợ, nếu độ lớn nhỏ của tử cung nhỏ hơn số tuần mang thai, siêu âm chưa thấy tim thai đập, xét nghiệm mang thai chuyển từ dương tính sang âm tính tức là phôi thai đã ngừng phát triển.
Ngoài ra các mẹ bầu sẽ cảm thấy hoạt động của thai ngừng, tử cung không phát triển, không nghe thấy nhịp tim của thai, độ cao của đáy tử cung thấp hơn tuần mang thai, ngực đang căng to nhưng lại có dấu hiệu nhỏ dần.
Siêu âm không thấy thai có nhịp tim và hoạt động của hau, xương sọ trùng điệp, sụp mỏ ác, kết cấu trong sọ không rõ ràng và hình dáng của thai nhi cũng không rõ ràng, nhau thai bị phồng. Nếu thực hiện chụp X-Quang có thể thấy khí tích tụ trong cơ thể thai nhi, cột sống có góc quanh co, theo dõi nhịp tim của thai nhi bằng điện tử cũng không thấy nhịp tim…. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy thai đã bị chết lưu.
Đến gặp bác sĩ để kiểm tra, thăm khám và có hướng xử trí kịp thời

  • XỬ TRÍ TIM THAI NGỪNG PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?

Mang thai là giai đoạn hết sức nhạy cảm nên dù xuất hiện bất cứ triệu chứng, dấu hiệu bất thường nào thì các mẹ bầu cũng nên cẩn thận, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và có hướng xử trí kịp thời. Không nên để quá lâu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Trong trường hợp xấu nhất là thai bị chết lưu bác sĩ sẽ lấy thai ta ngoài để đảm bảo sức khỏe của mẹ. Các mẹ hãy bình tĩnh đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý, nghỉ ngơi ổn định sức khỏe để có thể sớm quay lại với sinh hoạt, công việc cũng như sớm mang thai lại.
Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng cần phải chú ý không nên làm việc quá nặng nhọc, cần phải cung cấp đủ dinh dưỡng vì cho cơ thể vì khi mang thai nếu không được đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết thì sẽ dễ bị suy kiệt và dẫn đến chết lưu
Thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân
Thực hiện khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để sớm phát hiện những bất thường của bào thai. Xem chi tiết các gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại đây: https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

Hiện tượng thai máy sớm là trai hay gái

Thai máy được xem là một trong những dấu hiệu để mẹ biết được bé yêu trong bụng có đang phát triển khỏe mạnh. Nhiều mẹ thắc mắc liệu có thể dự đoán được thai máy sớm là con trai hay con gái hay không. Dưới đây là một số thông tin giúp các mẹ mang thai lần đầu giải đáp câu hỏi này.

Hiện tượng thai máy sớm dự đoán trai hay gái

THAI MÁY LÀ GÌ?

Thai máy chính là những cử động của thai nhi ở trong bụng mẹ. Thông thường các mẹ bầu sẽ cảm nhận được thai máy từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Khi mới xuất hiện, thai máy thường rất yếu và thưa, những mẹ sinh lần đầu còn khó nhận ra được cử động của bé. Nhưng đến tuần 30-32, thai máy trở nên rõ ràng, đều đặn. Lúc này mẹ hãy theo dõi thai máy để biết được tình trạng sức khỏe của bé.
Mỗi mẹ bầu sẽ cảm nhận được thai máy hoàn toàn khác nhau.
Mỗi mẹ bầu sẽ có cảm nhận khác nhau về thai máy, chẳng hạn giống như bắp rang nổ, cá quẫy, vỗ nhẹ… Ban đầu, nhiều mẹ sẽ nhầm lẫn thai máy với sủi bụng đầy hơi bởi cảm giác khá giống. Nhưng sau một thời gian, mẹ sẽ nhận ra sự khác biệt.

THAI MÁY SỚM LÀ CON TRAI HAY CON GÁI?

Có rất nhiều lời truyền miệng từ các thế hệ trước để dự đoán giới tính thai nhi. Có thể các mẹ bầu đã nghe đến việc thai máy ít thì khả năng thai nhi trong bụng là một bé gái hoặc thai máy sớm là con trai.
Có rất nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của bé và mức độ thai máy mà mẹ cảm nhận được. Cân nặng của mẹ, mức độ hoạt động của mẹ, mẹ đứng hay nằm, lần ăn gần nhất là khi nào đều tác động đến việc mẹ nhận biết được thai máy sớm hay muộn.
Nếu mẹ mang thai lần hai thì sẽ cảm nhận được thai máy khác so với lần đầu, mẹ có thể cảm nhận được thai máy sớm hơn. Chính vì thế mà có nhiều người sẽ nghĩ giới tính của bé thứ hai khác với bé đầu lòng.
Việc thai máy sớm hay muộn không chỉ ra được giới tính của thai nhi là trai hay gái
Trong thực tế, không có bằng chứng nào cho thấy thai máy sớm là con trai. Thai máy không phải là cách xác định giới tính thai nhi đáng tin cậy.
Nếu mẹ muốn biết giới tính của con thì có thể làm điều này khi siêu âm ở tuần thứ 20. Tuy nhiên, nếu thai nhi nằm ở tư thế khó quan sát thì cũng không thể xác định được đó là bé trai hay gái.Chia sẻ cho các mẹ gói xét nghiệm sàng lọc dị tật tốt nhất ! 

THEO DÕI THAI MÁY

Mỗi em bé có chu kỳ sinh học khác nhau dẫn đến nhịp thai máy, thời điểm máy khác nhau.
Như đã nó ở trên, thai máy chính là một trong những thước đo giúp mẹ xác định xem em bé trong bụng có phát triển bình thường và khỏe mạnh hay không.
Tuy nhiên không có một “quy chuẩn” thai máy nhất định nào, mỗi em bé có một nhịp sinh học khác nhau, tần suất thai máy không giống nhau.
Các bé thường hoạt động vào những khoảng thời gian khác nhau, phổ biến nhất là từ sau 9h tối đến 1h sáng. Ở giai đoạn đầu khi cảm nhận được thai máy, tần suất đạp của bé sẽ không đều, cử động đạp cũng nhẹ nhàng.
Nhưng đến giai đoạn từ tuần 30 trở đi, bé sẽ “quậy” hơn, đạp mạnh hơn. Cũng có giai đoạn bé đạp ít, đó là khi bé ngủ nên mẹ cũng đừng quá lo lắng.
Khi thấy bé thai máy ít đi hoặc nhiều bất thường, mẹ cần đi bệnh viện kiểm tra ngay bởi đó là dấu hiệu báo động thai nhi gặp vấn đề.
Mức thai máy trung bình là khoảng 3-4 lần/giờ. Mẹ có thể căn cứ vào đây để quan sát tình trạng thai nhi, nếu bé cử động ít hơn thì có thể đang ngủ hoặc gặp vấn đề về sức khỏe. Nhưng nếu bé đạp nhiều hơn thì có thể bé bị thiếu oxy. Khi tần suất thai máy thay đổi mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra để biết được tình hình thai nhi.
Trên đây là một số thông tin về thai máy, hy vọng gentis đã giúp các mẹ bầu nắm rõ hơn được tình hình của bé yêu khi còn trong bụng mẹ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về xét nghiệm trước sinh hãy truy cập ngay website dưới đây hoặc gọi 18002010 để được giải đáp chi tiết ! : https://nipt.com.vn/

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

Thai máy nhiều với mẹ bầu có tốt hay không ?

Cảm nhận được bé yêu đang cử động bên trong bụng mình chính là một trong những cảm giác hồi hộp nhất trong suốt thai kỳ của mẹ bầu. Vậy thai máy nhiều có tốt không có lẽ là điều mà nhiều mẹ bầu thắc mắc.

Thai máy nhiều có tốt hay không ?

Mỗi em bé sẽ có thai máy khác nhau và không có một quy chuẩn nào để xác định được thai máy nhiều hay ít, tốt hay không.
  • Thai máy từ tuần bao nhiêu
Tam cá nguyệt đầu tiên giai đoạn mà thai nhi phát triển nhanh đến chóng mặt. Nhưng mẹ sẽ không thể cảm nhận được bất cứ chuyển động nào của thai nhi bởi bé lúc này còn quá nhỏ bé và đang ẩn mình trong lớp đệm tử cung.
Hầu hết phụ nữ sẽ cảm nhận được lần thai máy đầu tiên trong khoảng tuần 14-26 và trung bình là ở khoảng tuần 18-22. Vị trí của nhau thai sẽ ảnh hưởng đến việc mẹ cảm nhận được thai máy sớm hay muộn. Nếu nhau thai bám mặt trước thì mẹ sẽ cảm nhận được thai máy muộn hơn bình thường.
Khoảng từ tuần 14-26 là mẹ có thể cảm nhận được thai máy đầu tiên của bé.
  • Cảm giác thai máy sẽ như thế nào ?
Những cú thai máy đầu tiên khó nhận ra, mẹ bầu có thể cảm thấy nó như cử động bướm vỗ cánh hoặc giống như gợn sóng như khi cá nhỏ bơi. Mẹ cũng có thể cảm thấy nó như một cú huých tay, co giật, thậm chí là tiếng bụng réo khi đói, hoặc tiếng bong bóng vỡ hoặc nhào lộn ở trong bụng, cảm giác như mẹ đang đi tàu lượn siêu tốc vậy.
Mỗi em bé sẽ có thai máy khác nhau, vì thế, nếu thai máy mẹ cảm nhận được khác với người khác thì cũng đừng lo lắng.
Mỗi một mẹ bầu sẽ có cảm giác về thai máy khác nhau.

  • Thai máy nhiều có tốt hay không ?

Vào ban ngày, khi mẹ hoạt động thì thai nhi có thể đi ngủ và mẹ thường tập trung cho nhiều việc khác hơn. Mẹ thường cảm nhận đường thai máy vào các thời điểm sau:
Khi mẹ nằm thư giãn vào buổi tối, lúc này mẹ hoàn toàn thả lỏng và có thể chú tâm cảm nhận được cử động của bé.
Sau khi ăn mẹ cũng có thể cảm nhận được thai máy bởi lúc này lượng đường trong máu của mẹ cung cấp năng lượng cho bé hoạt động.
Khi mẹ lo lắng thì adrenaline cũng cung cấp năng lượng cho bé. Chia sẻ các thực phẩm mẹ bầu nên ăn tránh để tránh dị tật thai nhi.
Thai máy nhiều có thể là thai nhi gặp vấn đề, mẹ cần đi gặp bác sĩ kiểm tra.
Vậy thai máy nhiều có tốt không? Nhiều mẹ quan niệm thai máy nhiều chứng tỏ bé khỏe mạnh, hiếu động. Theo các chuyên gia, thai máy ổn định là tốt nhất. Nếu bé đạp nhiều bất thường thì có thể là do bị thiếu oxy, dây rốn quấn cổ… vì vậy nếu thấy điều bất thường này mẹ cần đi khám ngay bởi thực tế, chỉ bác sĩ chuyên khoa mới xác định được thai máy nhiều như vậy tốt hay xấu.
  • Thai máy giảm
Mặc dù việc cảm nhận được những cú đấm, đá, lăn cuộn của em bé trong suốt thai kỳ là tốt nhưng đôi khi mẹ sẽ thấy những thay đổi trong thai máy. Hầu hết các trường hợp thay đổi này đều bình thường.
Có những khi thai máy giảm, mẹ đừng vội lo lắng quá nhé.
Sau khi quan hệ tình dục, thai máy cũng giảm. Mẹ đừng lo lắng bởi hoạt động tình dục và những cơn co tử cung khi mẹ đạt cực khoái thường khiến bé giảm vận động. Nhưng cũng có những bé năng động hơn sau khi bố mẹ quan hệ. Và dù thế nào thì những thay đổi này đều bình thường.
Trong tam cá nguyệt thứ hai: khi mẹ không cảm nhận được thai máy trong vài giờ, thậm chí 1 hoặc 2 ngày thì cũng đừng hoảng sợ. Ở giai đoạn này bé còn khá nhỏ nên việc mẹ không cảm nhận được thai máy thường xuyên cũng là bình thường.
Trong tam cá nguyệt thứ ba: Lúc này bé đã có chu kỳ ngủ và thức đều đặn. Đôi khi mẹ không thấy thai máy nghĩa là lúc ấy bé đang ngủ sâu. Nhưng ở giai đoạn này, mẹ cần theo dõi sát số lần thai máy trong ngày. Nếu số lần thai máy bị giảm đột ngột, mẹ cần đi khám ngay. Xem chi tiết gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại đây: https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

Lợi và hại của rau má với những mẹ bầu

Rau má được xem là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe,. Chính vì thế, nhiều chị em  mang thai thắc mắc có thai ăn rau má được không để biết cách sử dụng loại rau này trong thai kỳ.

Lợi và hại của rau má với bà bầu

  • Những tác dụng của rau má với mẹ bầu
– Rau má là loại rau giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ làm mềm phân, nhuận tràng nên cực kỳ hữu ích cho những người bị táo bón. Trong quá trình mang thai, nội tiết của mẹ bầu thay đổi khiến hệ tiêu hóa bị chậm lại, rất dễ bị táo bón. Tình trạng táo bón nếu không được điều trị thì lâu dài sẽ chuyển thành trĩ. Vì vậy, nhiều mẹ bầu sử dụng rau má để cải thiện tình trạng tiêu hóa của mình.
Rau má có nhiều vitamin, khoáng chất, tính mát nên mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, đặc biệt là mẹ bầu.
– Trong đông y, nước rau má thường được sử dụng để hạ sốt. Do đó, đây sẽ là phương thuốc trị sốt hữu hiệu cho các mẹ bầu bởi trong suốt thai kỳ, chị em được khuyến cáo tránh dùng các loại thuốc.
– Rau má cũng là loại thảo mộc có tác dụng lợi tiểu, cải thiện và phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu.
– Ai cũng biết rau má có tính mát nên thường được sử dụng làm thức uống giải nhiệt vào mùa hè. Bên cạnh đó, nước rau má giúp trị mụn nhọt, lên sởi, làm lưu thông máu nên rất tốt cho mẹ bầu.
– Nếu mẹ bầu đang “đau đầu” vì thay đổi nội tiết khiến da dẻ khô sạm, lên mụn thì rau má chính là vị cứu tinh của chị em. Uống nước rau má, dùng rau mắt đắp mặt sẽ giúp giải độc cơ thể, mang lại làn da mịn màng cho các mẹ.
Mẹ có thể chế biến rau má theo nhiều cách, xào cùng thịt, nấu canh, xay lấy nước uống… đều rất tốt cho cơ thể.
  • Những tác hại của rau má với người mang thai
Tuy có rất nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng rau má lại có một số ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nhiều người cho rằng uống nước rau má, ăn rau má khi mang bầu trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, tuy nhiên, thông tin này lại chưa được kiểm chứng. Nhưng dù là tin đồn thì mẹ bầu cũng nên kiêng không ăn, uống nước rau má trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Tốt nhất mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng liên tục bất cứ loại thực phẩm nào. Tìm hiểu thêm: những thực phẩm ngăn ngừa dị tật thai nhi.
Bà bầu ăn hoặc uống nước rau má lâu dài có thể bị lạnh bụng, đầy hơi và bị tiêu chảy. Nếu rau má còn có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì mẹ còn có nguy cơ ngộ độc.
Các mẹ có tiền sử sảy thai, động thai, hệ tiêu hóa yếu thì không nên uống nước rau má, tránh để ảnh hưởng đến thai nhi.
Và dù sức khỏe của mẹ có tốt thì cũng không nên uống nước rau má liên tục, quá nhiều bởi rau má rất giàu đường, nếu sử dụng nhiều mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Nước ép rau má là loại nước giải khát được ưa chuộng vào mùa hè. Tuy nhiên, nó cũng đêm đến một vài tác dụng phụ không mong muốn cho các mẹ bầu.

  • Sử dụng rau má thế nào để an toàn với mẹ bầu

Đầu tiên, mẹ cần lựa chọn rau má có nguồn gốc rõ ràng để tránh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao. Trước khi sử dụng, mẹ cần rửa sạch rau, ngâm với nước muối.
Mẹ bầu cần lựa chọn rau có nguồn gốc rõ ràng để tránh bị ngộ độc. Không được ăn, uống nước rau má với liều lượng lớn và liên tục trong thai kỳ.
Mẹ bầu không nên ăn hoặc uống nước rau má hàng ngày, nếu đắp mặt thì được. Đăc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên tiêu thụ rau máu. Những mẹ bầu có nguy cơ sảy thai, tình hình sức khỏe yếu, hệ tiêu hóa không khỏe thì tốt nhất cũng nên tránh loại rau này.
Như đã nói ở trên, rau má có hàm lượng đường rất cao, những mẹ bầu có nguy cơ hoặc đang bị tiểu đường thai kỳ không nên sử dụng. Mẹ bầu không nên cho quá nhiều đường vào nước rau má để tránh hàm lượng đường cao hơn.
Chi tiết các gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh xem tại đây: https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

Bà bầu dùng trà lipton được không ?

Trà Lipton là thức uống được nhiều người ưa chuộng. Các mẹ bầu “nghiện” món đồ uống này hẳn sẽ chung thắc mắc là mang thai uống trà Lipton được không. Cùng trung tâm sàng lọc trước sinh gentis đọc thông tin dưới đây để có được câu trả lời.

Tìm hiểu bà bầu dùng trà lipton được không ?

TRÀ LIPTON LÀ GÌ?

Lipton là một loại trà thảo mộc, có chứa các thành phần thiên nhiên. Loại trà này phổ biến trên toàn cầu đã hơn 100 năm nay nhờ vào hương vị, chất lượng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
Lipton là loại trà thảo mộc có lịch sử hơn 100 năm nay, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng

LỢI ÍCH CỦA TRÀ LIPTON VỚI PHỤ NỮ MANG THAI

Lipton giúp tinh thần sảng khoái, ngăn ngừa nguy cơ bị rối loạn sức khỏe đối với mẹ bầu. Dưới đây là một vài lợi ích mà trà Lipton mang lại cho phụ nữ có thai:
– Tăng cường hệ miễn dịch: Trà Lipton hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ bầu. Loại trà này làm giảm nguy cơ bị nhiễm virus và bệnh. Các mẹ bầu có thể thưởng thức một tách trà Lipton nóng để tận hưởng một thai kỳ khỏe mạnh.
– Chống viêm: Trà Lipton có đặc tính chống viêm và giúp điều trị một số bệnh như loáng xương, viêm khớp dạng thấp và các vấn đề sức khỏe liên quan đến xương khác. Nó có thể làm giảm đau nhức liên quan đến thai kỳ một cách tự nhiên.
Trà Lipton mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu.
– Cung cấp chất chống oxy hóa cần thiết: Mặc dù trà Lipton không thể thay thế cho các loại rau quả nhưng nó rất giàu chất chống oxy hóa như flavonoid. Đặc tính chống oxy hóa của nó khá hiệu quả trong việc trung hòa các gốc tự do gây tổn thương tế bào và stress oxy hóa trong thai kỳ.
– Tăng cường sức khỏe tim mạch: Trà Lipton rất có lợi cho sức khỏe tim mạch của mẹ bầu. Các chất chống oxy hóa như polyphenols trong trà hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim. Uống trà Lipton giúp làm giảm cholesterol LDL của các mẹ bầu có mỡ máu cao. Uống thường xuyên còn giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch do stress oxy hóa và proinflammation. Nó cũng giúp ngăn chặn nguy cơ.
– Giúp duy trì cân nặng phù hợp: Các chất dinh dưỡng có trong trà Lipton rất có lợi cho việc kiểm soát cân nặng khi mang thai. Uống trà thảo mộc giúp mẹ bầu điều chỉnh cân nặng và ngăn ngừa tình trạng béo phì trong thai kỳ.
Nếu uống điều độ với lượng vừa phải, trà Lipton sẽ mang lại những tác dụng rất tốt cho thai nhi.

MANG THAI UỐNG TRÀ LIPTON ĐƯỢC KHÔNG?

– Uống quá nhiều trà Lipton có thể ngăn cơ thể hấp thụ axit folic trong thai kỳ. Axit folic rất quan trọng trong 12 tuần đầu mang thai. Vì vậy, uống quá nhiều trà Lipton có thể làm tăng nguy cơ phát triển các khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống ở thai nhi.
– Mẹ bầu nên đảm bảo lượng caffeine hàng ngày nạp vào cơ thể không quá 200 mg. Do đó, mẹ không nên uống quá 3-4 tách trà Lipton mỗi ngày. Các bác sĩ khuyên rằng uống quá nhiều caffeine cũng giống như uống thuốc lợi tiểu. Nó sẽ khiến tần suất đi tiểu của mẹ bầu tăng lên, làm mất muối khoáng cần thiết và dẫn đến mất nước. Mất nước khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Trước khi có ý định uống trà thường xuyên, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trước những lợi ích và tác hại trên, mẹ bầu hoàn toàn có thể uống trà Lipton khi mang thai. Đọc thêm các thực phẩm ngăn ngừa dị tật tại đây : https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/nhung-thuc-pham-ngan-ngua-di-tat-thai-nhi

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

Lúc mang thai có được uống thuốc say xe

Thời kỳ mang thai cơ thể phụ nữ sẽ trở nên nhạy cảm hơn, bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc bị say xe khi đi trên ô tô mà trước đây chưa từng có cảm giác này. Nếu là người bình thường, bạn có thể dùng thuốc chống say xe, nhưng trong thời gian liệu việc uống thuốc tránh thai có thực sự an toàn. Hãy cùng gentis tham khảo những chia sẻ dưới đây của chúng tôi để biết có thai uống thuốc say xe được không?

Mang thai có được uống thuốc say xe

  • Say xe là hiện tượng xảy ra khi bạn di chuyển ở quãng đường dù ngắn hay dài, tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn do:
  • Trên xe có mùi khó chịu hoặc mùi thơm quá nồng
  • Mẹ bầu ăn quá no trước khi lên xe
  • Mẹ bầu ăn những món ăn khó tiêu
  • Não bộ có sự nhầm lẫn giữa việc chuyển động và đứng yên
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng say xe ở các mẹ bầu

CÓ THAI UỐNG THUỐC SAY XE CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Hiện nay chưa có kết luận về những ảnh hưởng của thuốc say xe đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, tuy nhiên thai kỳ là khoảng thời gian khá nhạy cảm nên các mẹ cần phải cẩn thận khi sử dụng thuốc. Đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đây là giai đoạn hình thành và hoàn thiện các cơ quan, các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hoàn chỉnh các cơ quan, từ đó có thể gây dị tật bẩm sinh
Dù bất kỳ loại thuốc nào trong khi mang thai phải luôn được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể uống thuốc chống say xe để ngăn ngừa cảm giác khó chịu. Thuốc say xe hoạt động bằng cách tác động lên não bộ nhằm ngăn ngừa cơn say tàu xe xuất hiện.
Trong thời gian mang thai mẹ bầu không được sử dụng thuốc một cách tùy tiện
Bên cạnh đó, các mẹ bầu hãy tham khảo những lưu ý khi uống thuốc chống say dưới đây để tránh những tác dụng phụ không mong muốn:
Dùng các loại thuốc không kê toa có chứa dimenhydrinate như Dramamine hoặc sản phẩm bao gồm thành phần diphenhydramine như Benadryl
Tuyệt đối không sử dụng thuốc say xe có chứa Scopolamine. Dù thuốc không được biệt gây hại cho mẹ bé nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, run rẩy, mệt mỏi và tạo ra những nguy cơ khác.
Các bác sĩ sản phụ khoa cũng khuyên các mẹ bầu nên dùng thuốc Dramamine nếu bị say xe nặng. Loại thuốc này đã được sử dụng cho phụ nữ mang thai trong một thời gian dài và chưa xảy ra vấn đề gì nguy hại đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. 
Việc uống thuốc say xe có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi

BIỆN PHÁP GIÚP GIẢM SAY XE KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC

Nếu lo ngại việc mẹ bầu uống thuốc say xe, bạn hãy áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây:
  • Uống bổ sung vitamin B6, như vậy có thể giúp giảm say xe khi mang thai
  • Ngồi ghế bên cạnh tài xế khi đi ô tô
  • Không đọc sách hãy quan sát chăm chú một vật gì đó ở cự ly gần, nên nhìn ra những khoảng không rộng lớn
  • Nếu đi bằng xe riêng, có thể hạ cửa kính xuống
  • Hãy đem theo một quả chanh hay cam để ngửi bất cứ lúc nào mẹ bầu thấy khó chịu
  • Chuẩn bị sẵn một túi kẹo gừng, kẹo me hoặc một món ăn vặt có vị hơi chua
  • Bấm huyệt nội quan ở khu vực chính giữa cổ tay khi cảm thấy buồn nôn
  • Mặc quần áo thoải mái
  • Không ăn quá no trước khi lên xe
Trong trường hợp cần phải sử dụng đến thuốc say xe hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi uống để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai sản trọn gói
Với tất cả những chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp các mẹ bầu giải đáp được thắc mắc có thai uống thuốc say xe được không. Trong trường hợp cần phải dùng đến thuốc say xe tốt nhất hãy tham khảo tư vấn của các bác sĩ, tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng để tránh gây ảnh hưởng cho cả mẹ và thai nhi. Nếu các mẹ bầu vẫn còn những thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. Link tham khảo: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien

Vì sao lại dẫn đến nang đám rối mạch mạc hai bên

Có nhiều mẹ bầu lo lắng về vấn đề có nang đám mạch hai bên trong thời kỳ mang thai. Vậy hiện tượng này là gì? Nguyên nhân dẫn đến nang đám rối mạch hai bên là do đâu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây cùng gentis

Nguyên nhân nào dẫn đến nang đám rối mạch mạc hai bên

Các nang đám rối mạch mạc có thể thấy một hoặc hai bên não thất với nhiều kích thước khác nhau. Các nang đám rối mạch mạc không có biểu mô lót ở mặt trong và như vậy đây không phải là nang theo đúng định nghĩa (có biểu mô lót mặt trong thành nang tiết dịch), mà đúng hơn là không gian bên trong các đám rối màng mạch chứa đầy chất lỏng trong suốt và vật liệu mảnh vỡ tế bào, kích thước có thể thay đổi từ vài mm đến 1-2cm đường kính.
Có nhiều mẹ bầu lo lắng về vấn đề có nang đám mạch hai bên trong thời kỳ mang thai
Nang đám rối mạch mạc thường được phát hiện ở 3 tháng giữa thai kỳ và xảy ra như nhau đối với thai nam và nữ. Một số nghiên cứu đã cho rằng chẩn đoán xác định khi đường kính nang mạch: ít nhất 2,5mm trong giai đoạn sàng lọc từ 13 đến 21 tuần tuổi và ít nhất 2mm trong giai đoạn từ 22 – 38 tuần tuổi để chẩn đoán chính xác. Điều này sẽ giúp tránh gây nhầm lẫn xung quanh đám rối màng mạch echo không đồng nhất như u nang. Vậy nên các chị em hãy thực hiện siêu âm, thăm khám đầy đủ để sớm phát hiện những bất thường.
Biến chứng nang đám rối mạch mạc hai bên gây nên khá nghiêm trọng có thể kể đến như: Não úng thủy tắc nghẽn, chẩn đoán phân biệt, u nang não thất, xuất huyết não thất bán cấp, tổn thương nội sọ dạng nang,…

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NANG ĐÁM RỐI MẠCH MẠC HAI BÊN

Phần lớn các trường hợp không liên quan đến các bất thường khác, tuy nhiên nó được gọi là một dấu hiệu mềm trong các thể dị bội. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nguyên nhân dẫn đến nang đám rối mạch mạc hai bên có thể kể đến như:
  • Trisomy 18: Khoảng 1% nếu không có bất thường khác, khoảng 4% nếu có những bất thường khác, tăng nguy cơ về cơ bản là như nhau cho dù có một hay nhiều nang đám rối màng mạch, một bên hay cả hai bên, nang đám rối màng mạch có thể được nhìn thấy lên đến 50% ở những người có Trisomy 18
  • Trisomy 21
  • Hội chứng Klinefelter
  • Hội chứng Aicardi
Thực hiện siêu âm để kiểm tra tình trạng nang đám rối mạch mạc hai bên

ĐIỀU TRỊ NANG ĐÁM RỐI MẠCH MẠC HAI BÊN KHI NÀO?

Nang đám rối mạch mạc thường biến mất ở tuần 26 – 28 và không có ý nghĩa trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, nếu phát hiện nang đám rối mạch mạc để đảm bảo cần giám sát cẩn thận của các phần còn lại của bào thai để loại trừ các bất thường khác. Nang đám rối màng mạch là mối quan tâm nếu các nang lớn ( >1 cm) ở hai bên đều đa nang và kết hợp với cấu trúc bất thường, khi tưởi của mẹ trên 32 hoặc nếu các bà mẹ sàng lọc huyết thanh cho kết quả bất thường.

Khám thai định kỳ và đầy đủ để kiểm soát được tình trạng sức khỏe

Chọc ối sẽ được chỉ định khi có những bất thường khác hoặc khi có nguy cơ cao đối với trisomy 18. Nghiên cứu đánh giá kết quả phát triển thần kinh ở trẻ em sinh ra sau một chẩn đoán trước sinh có nang đám rối màng mạch đã không thể hiện sự khác biệt trong khả năng nhận thức thần kinh, chức năng vận động hoặc hành vi. Khi thấy nang đám rối mạch mạc thì cần quan tâm khảo sát các cơ quan một cách tỉ mỉ và thận trọng.
Để đảm bảo sức khỏe của mình, hãy để các bác sĩ nhận định về sự phát triển của bào thai, thực hiện khám thai đúng hẹn và làm theo lời khuyên của các bác sĩ. Nếu chị em vẫn còn những thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm các gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh uy tín tại đây: https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Mẹo để tránh bị chuột rút khi đang mang thai

Chuột rút là hiện tượng khá thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do sự co chặt cơ liên tục, ngoài ý muốn. Khi bị chuột rút bạn thường có cảm giác đau đớn, thậm chí là rất đau và không có khả năng cử động cơ đó nữa trong chốc lát. Gần như tất cả phụ nữ mang thai đều trải qua ít nhất một lần bị chuột rút, và ai cũng hiểu chuột rút đau đớn, khó chịu đến mức nào. Bài viết sau đây gentis sẽ cùng các mẹ tìm hiểu vài mẹo để tránh chuột rút khi có bầu.

Cách để tránh bị chuột rút khi đang mang thai

1. Tại sao lại xuất hiện chuột rút trong khi mang thai?

Chuột rút là hiện tượng co rút cơ đầy đau đớn không chủ ý, thường xuất hiện nhất ở cơ sinh đôi (ở cẳng chân), bàn chân, hoặc cả hai. Chuột rút xuất hiện rất thường xuyên ở phụ nữ đang mang thai, thường xảy ra vào ban đêm khi người phụ nữ ở ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kì.
Nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng chuột rút ở phụ nữ có thai hiện chưa được biết rõ.

2. Làm thế nào để phòng tránh chuột rút ở phụ nữ có thai?

Bởi vì nguyên nhân dẫn tới chuột rút khi mang thai chưa được biết rõ nên chưa có biện pháp phòng tránh triệt để, nhưng phụ nữ có thai có thể áp dụng phương pháp sau để hạn chế xảy ra chuột rút:

Làm giãn cơ sinh đôi

Mặc dù các bằng chứng hiện tại vẫn chưa đủ, nhưng làm giãn cơ sinh đôi trước khi đi ngủ có thể giúp hạn chế chuột rút trong khi đang mang thai. Hãy đứng đối diện với một bức tường, cách khoảng một cẳng tay. Đặt bàn tay lên bức tường trước mặt, trụ bằng chân trái, đưa bàn chân phải ra phía sau. Tiếp tục trụ lực lên chân trái, hạ dần trọng tâm ra trước, trong lúc vẫn giữ cho đầu gối bên phải thẳng và gót bàn chân phải vẫn chạm mặt sàn. Giữ tư thế căng cơ này trong khoảng 30 giây, chú ý lưng luôn luôn thẳng và hông hướng về phía trước, giữ nguyên bàn chân không để xoay vào trong hoặc xoay ra ngoài. Quay trở về tư thế ban đầu, lặp lại động tác nhưng đổi vai trò của hai chân.

Duy trì cuộc sống năng động

Các hoạt động thể chất thường ngày có thể giúp phòng ngừa chuột rút trong khi mang thai. Trước khi bắt đầu một chương trình luyện tập nào đó, hãy tham vấn ý kiến của chuyên gia.
Các hoạt động thể chất thường ngày có thể giúp phòng ngừa chuột rút trong khi mang thai

Sử dụng các sản phẩm bổ sung magnesium

Có một số nghiên cứu giới hạn gợi ý sử dụng các sản phẩm bổ sung magnesium có thể giúp hạn chế hiện tượng bà bầu bị chuột rút. Trước khi sử dụng bất kì sản phẩm nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, thai phụ có thể bổ sung các thức ăn giàu magnesium vào trong chế độ ăn, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hoa quả khô, các loại hạt có vỏ cứng và các loại mầm.

Uống đủ nước

Khi các cơ được duy trì đủ nước có thể hạn chế được hiện tượng chuột rút. Nếu cơ thể được bổ sung đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Nước tiểu có màu vàng đậm chứng tỏ cơ thể đã bị thiếu nước.

Cung cấp đủ calci

Một số nghiên cứu gợi ý nồng độ calci trong máu thấp góp phần dẫn tới chuột rút khi mang thai. Tất cả các phụ nữ, không chỉ riêng các phụ nữ đang mang thai, nên thu nhận 1000 mg calci mỗi ngày.

Chọn giày dép phù hợp

Chọn các loại giày dép sao cho thoải mái, dễ chịu và tiện lợi.
Đọc thêm: Những dị tật thai nhi thường gặp nhất khi mang thai : https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/diem-mat-cac-di-tat-o-thai-nhi-thuong-gap

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

Dưỡng chất nào cần phải trong chế độ ăn mẹ bầu

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai để có thể đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi cần phải xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bởi vì khi mẹ khỏe mạnh mới giúp cho con có đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển trong suốt thai kỳ. Nào cùng gentis tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé !

Dưỡng chất nào cần phải trong chế độ ăn bà bầu

  • 1. Canxi
Chế độ ăn của mẹ bầu cần được cung cấp đầy đủ lượng canxi để mang đến những lợi ích tốt nhất cho cả mẹ và bé:
Đối với bé: canxi giúp phát triển khung xương và răng.
Đối với mẹ: Bảo vệ mật độ xương, giúp ngăn ngừa huyết áp cao trong khi đang mang thai.
Nhu cầu khuyến nghị canxi trong suốt quá trình mang thai là 1.000 mg mỗi ngày, không vượt quá 2.500 mg. Người mẹ có thể cung cấp canxi bằng việc lựa chọn ăn những thực phẩm giàu canxi như sữa chua, sữa bò, nước cam, đậu hũ, phô mai....
  • 2. Choline
Tăng lượng Choline trong giai đoạn mang thai rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé:
Đối với bé: Giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và tăng cường phát triển trí não.
Đối với mẹ: Tăng cường chắc khỏe xương và ngăn ngừa huyết áp cao.
Nhu cầu khuyến nghị Choline trong giai đoạn mang thai là khoảng 450 mg/ngày; không vượt quá 3.500 mg. Những nguồn thực phẩm giàu Choline nhất như trứng; thịt lợn thăn; thịt bò; cá hồi; cá tuyết; thịt gà; bông cải xanh hoặc súp lơ...
  • 3. Axit docosahexaenoic (DHA)
DHA là một trong những axit béo omega-3, rất cần thiết cho cơ thể của con người. Đặc biệt đối với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai cần bổ sung DHA để đảm bảo cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi.
Đối với bé: Giúp tăng cường phát triển trí não và thị lực.
Đối với mẹ: Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai.
Nhu cầu khuyến nghị DHA cho mẹ bầu là khoảng 300mg mỗi ngày. Những thực phẩm cung cấp DHA như cá hồi, cua xanh, cá ngừ, lòng đỏ trứng gà...
Một số đồ ăn giàu Canxi, DHA
  • 4. Axit folic
Axit folic là một trong những vitamin nhóm B (vitamin B9) đồng thời là nhân tố không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mọi người. Hơn hết, axit folic cũng đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai.
Đối với bé: Giúp chống lại dị tật bẩm sinh cột sống trong 30 ngày đầu tiên của thai kỳ, ngăn ngừa sảy thai sớm và sinh non.
Đối với mẹ: Ngăn ngừa thiếu máu.
Nhu cầu khuyến nghị Axit folic khi mang thai là 600 mcg mỗi ngày. Những thực phẩm có nguồn axit folic dồi dào bao gồm đậu lăng, rau chân vịt, bông cải xanh, súp lơ, trứng, nước cam... Đọc thêm: những thực phẩm ngăn ngừa dị tật nhi
  • 5. I-ốt
I-ốt là một khoáng chất vi lượng, tuy chỉ cần một lượng nhỏ nhưng lại không thể thiếu đối với sự phát triển của cơ thể con người. Đối với phụ nữ đang mang thai, cần bổ sung đầy đủ lượng i-ốt để thai nhi phát triển tốt.
Đối với bé: Cần thiết cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh, ngăn ngừa suy dinh dưỡng, trí tuệ kém phát triển và những vấn đề về thính giác. Ngoài ra, i-ốt còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sẩy thai và thai chết lưu.
Đối với mẹ: Giúp tuyến giáp khỏe mạnh.
Nhu cầu khuyến nghị i-ốt cho mẹ bầu là khoảng 250 mcg, không vượt quá 1.100 mcg mỗi ngày. Các nguồn thực phẩm chứa nhiều i-ốt như các loại cá biển, sữa chua, phô mai, khoai tây, sữa bò, ức gà, đậu Hà Lan...
  • 6. Sắt
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ cần gấp đôi lượng sắt để tạo thêm máu cho em bé phát triển. Vì vậy việc mẹ bầu cần bổ sung những thực phẩm giàu sắt là rất cần thiết.
Đối với bé: Giúp ngăn ngừa sinh non.
Đối với mẹ: Chống thiếu máu ở phụ nữ mang thai.
Nhu cầu khuyến nghị sắt khi mang thai là 27 mg mỗi ngày; không vượt quá 45 mg. Những nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt bao gồm ngũ cốc, đậu Hà Lan, rau chân vịt, thịt bò, thịt cừu, thịt gà...
  • 7. Kali
Trong thai kỳ việc bổ sung kali là cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Kali giúp kiểm soát huyết áp, tăng cường trao đổi chất cho cơ thể, điều hòa nhịp tim và năng lượng.
Mẹ bầu nên cung cấp 4.700 mg kali mỗi ngày. Bạn có thể ăn những loại thực phẩm giàu kali như đậu trắng, bí đao, rau chân vịt, đậu lăng, khoai lang, bông cải xanh, sữa chua, nước cam, dưa hấu, nho khô...
  • 8. Vitamin B2
Vitamin B2 cần thiết cho phụ nữ mang thai để sản xuất năng lượng, thúc đẩy bài tiết sữa và giúp thai nhi phát triển.
Nhu cầu khuyến nghị vitamin B2 khi mang thai là 1,4 mg mỗi ngày. Mẹ bầu có thể thêm các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn hằng ngày: ngũ cốc, sữa chua, nấm, sữa bò, phô mai...
  • 9. Vitamin B6
Giúp sản xuất protein cho các tế bào mới, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp hình thành các tế bào hồng cầu. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 1,9 mg vitamin b6 mỗi ngày qua các thực phẩm như ngũ cốc, khoai tây, thịt bò, thịt lợn thăn, ức gà...
  • 10. Vitamin B12
Giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và giúp cơ thể chuyển hóa chất béo và carbohydrate thành năng lượng. Ngoài ra, vitamin b12 còn ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
Nhu cầu khuyến cáo vitamin b12 khi mang thai là 2,6 mcg mỗi ngày. Các thực phẩm giàu vitamin b12 bao gồm cá hồi, cá ngừ, thịt bò, lúa mì, ngũ cốc.
  • 11. Vitamin C
Phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin C thường xuyên để cơ thể bạn hấp thụ chất sắt từ thực phẩm dễ dàng hơn; giúp xương và răng chắc khỏe; tăng cường khả năng miễn dịch; giữ cho các mạch máu và các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Thai phụ nên bổ sung vitamin C mỗi ngày khoảng 85 mg, không vượt quá 2.000 mg. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, nước cam, dâu tây, nước ép bưởi, bông cải xanh, cà chua.
  • 12. Vitamin D
Vitamin D là một loại vitamin tan được trong chất béo, chúng rất cần thiết cho phụ nữ khi mang thai.
Đối với bé: Giúp xây dựng xương và răng chắc khỏe.
Đối với mẹ: Giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thực phẩm, giúp xương và răng chắc khỏe hơn.
Nhu cầu khuyến nghị vitamin D khi mang thai là 600 IU; Không vượt quá 4.000 IU. Vitamin D thường có trong các sản phẩm từ sữa, nước cam, ngũ cốc và lòng đỏ trứng gà.
  • 13. Kẽm
Bổ sung kẽm trong thời kỳ mang thai giúp phát triển não bộ thai nhi
Kẽm là một loại khoáng chất thiết yếu, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, củng cố vị giác, khứu giác và khả năng tự chữa lành vết thương của cơ thể. Bên cạnh đó, nó cũng có tầm quan trọng nhất định đối với những phụ nữ đang mang thai.
Đối với bé: Giúp phát triển trí não.
Đối với mẹ: Cần kẽm để phát triển và sửa chữa các tế bào cũng như là sản xuất năng lượng.
Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 11 mg kẽm mỗi ngày; không vượt quá 40 mg. Bạn có thể ăn những thực phẩm sau để bổ sung kẽm: Hàu, cua, ngũ cốc nguyên hạt, thịt bò, thịt lợn, đậu trắng, sữa chua.
Đọc thêm nhiều hơn kiến thức mang thai tại đây: https://nipt.com.vn/danh-cho-me

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2020

Biện pháp hạn chế ngứa bụng trong lúc mang thai

Ngứa bụng khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, gây ra nhiều sự phiền toái cho mẹ bầu. Thông thường, ngứa bụng sẽ xuất hiện ở giai đoạn giữa thai kỳ, tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở giai đoạn đầu hoặc cuối tùy vào cơ địa của mỗi người, những mẹ mang đa thai cũng có nguy cơ bị ngứa khi mang thai nhiều hơn vì da bụng căng nhiều. Cùng gentis tìm hiểu xem cách nào để hạn chế tối đa tình trạng ngứa bụng trong thai kì !!

Cách hạn chế ngứa bụng trong lúc mang thai

1. Tìm hiểu về hiện tượng ngứa khi mang thai

  • Thời gian mang thai mang đến cho người phụ nữ muôn vàn cảm xúc và những biến đổi về cơ thể cũng như trạng thái tâm lý. Ngoài những thứ có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường như cân nặng tăng, da trở nên thâm sạm thì bên trong cơ thể, hệ miễn dịch hay nội tiết tố cũng có những sự thay đổi lớn cùng với sự phát triển của thai nhi. Có thể chính vì vậy mà trong suốt quá trình mang thai, bà bầu bị ngứa bàn tay bàn chân, làn da thường bị giãn và khô, kèm theo một số vấn đề như nổi mẩn ngứa, mề đay, khó chịu...
  • Ngứa là một thuật ngữ thường dùng trong y học, để diễn tả cảm giác khó chịu bên ngoài da hay những triệu chứng của một tổn thương nào đó trên da khiến người bệnh phải gãi liên tục. Đối với phụ nữ mang thai, ngoài hiện tượng rạn da, tăng cân thì còn thường xuyên bị ngứa khi mang thai, lòng bàn tay, bàn chân luôn bị đỏ ửng và ngứa ngáy, một số trường hợp đặc biệt còn bị phát ban toàn thân, xuất hiện những mảng ngứa ở ngực, mông và đùi.
  • Ngứa bụng trong thai kỳ là một hiện tượng khá phổ biến, có khoảng 40% phụ nữ sẽ gặp phải hiện tượng này trong thai kỳ của mình. Cũng không ngoại trừ khả năng ngứa là biểu hiện của một bệnh lý da liễu hoặc sự ứ mật trong gan (hay còn gọi là ứ mật thai kỳ), làm cho mật không lưu thông một cách bình thường trong các ống nhỏ của gan được và muối mật khi tích tụ lại trong da sẽ gây ra cảm giác ngứa toàn thân kèm các dấu hiệu khác như khiến mẹ bầu có cảm giác chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi.
Mặc dù không gây phát ban nhưng tình trạng ngứa thai sản này sẽ khiến cho da ửng đỏ, đau rát và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Sau khi sinh em bé, hiện tượng bị ngứa khi mang thai sẽ tự khỏi.
Sau khi sinh em bé, hiện tượng bị ngứa khi mang thai sẽ tự khỏi

2. Nguyên nhân gây ngứa bụng khi mang thai

Ngứa bụng trong thai kỳ có thể gặp phải ở bất cứ mẹ bầu nào bởi các nguyên nhân sau:
  • Do tử cung có sự tăng trưởng nhanh chóng: Đây được coi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngứa thai sản, thai nhi càng lớn thì tử cung càng cần phải tăng trưởng để có chỗ cho em ở, điều này khiến cho da bị giãn và khô, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Do sự gia tăng hoocmon estrogen khi mang thai: Sau khi sinh em bé, hiện tượng này sẽ tự biến mất.
  • Mẹ bầu có tiền sử da khô hoặc mắc chứng chàm bội nhiễm.
  • Bị dị ứng thức ăn.
  • Mắc chứng ứ mật trong gan
Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm gia tăng tình trạng ngứa bụng trong thai kỳ bao gồm: Mẹ bầu làm việc đổ mồ hôi nhiều, mắc phải bệnh trĩ hoặc bị rạn da quá mức...

3. Hạn chế ngứa bụng trong thai kỳ bằng cách nào?

Bị ngứa khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu luôn trong trạng thái khó chịu, tuy nhiên thay vì để tình trạng này xảy ra rồi mới tìm cách điều trị thì mẹ bầu có thể hạn chế tình trạng này bằng cách:
  • Không cào, gãi khi bị ngứa vì sẽ khiến cho lớp da bị ngứa kích thích gây ngứa ngáy hơn.
  • Hàng ngày dùng khăn ấm chườm lên da bụng hay vùng da bị ngứa để giúp giảm bớt cơn ngứa.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không nên tắm nước nóng quá lâu dưới vòi hoa sen.
  • Chọn sữa tắm loại có độ pH vừa phải, không kích ứng (phù hợp với cả làn da mẫn cảm).
  • Luôn giữ ẩm cho cơ thể và có thể sử dụng sản phẩm chống rạn da khi mang thai chiết xuất từ tinh dầu hoặc các thành phần tự nhiên...
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao với các động tác nhẹ nhàng để máu lưu thông và mặc các trang phục thông thoáng bằng sợi tự nhiên.
  • Tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức để mồ hôi tiết ra nhiều.
  • Tránh tiếp xúc với các vật dụng cũ bị bụi bẩn chứa mạt bụi hoặc động vật và các tác nhân gây dị ứng.
  • Uống nhiều nước trong ngày và ăn các loại thức ăn giàu vitamin A, vitamin D và hạn chế sử dụng các thức ăn cay, nóng dễ gây dị ứng. Ngoài việc lựa chọn các thực phẩm ăn uống đủ dinh dưỡng các mẹ nhớ phải lưu ý đến các loại thực phẩm ngăn ngừa dị tật thai nhi xem chi tiết tại link sau: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/nhung-thuc-pham-ngan-ngua-di-tat-thai-nhi
Hạn chế sử dụng các thức ăn cay, nóng dễ gây dị ứng

4. Ngứa thai sản nên đi khám khi nào?

Đa số các mẹ bầu đều bị ngứa khi mang thai, đây là một hiện tượng sinh lý bình thường mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng có nguy cơ gặp phải và không gây ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của thai nhi, tình trạng ngứa sẽ tự khỏi sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe thì mẹ bầu cần phải đến bệnh viện kiểm tra ngay khi bị ngứa kèm theo các dấu hiệu sau:
  • Bị ngứa toàn thân kèm vàng da
  • Sốt kèm phát ban (triệu chứng của bệnh thủy đậu, herpes...)
  • Triệu chứng ngứa đi kèm các tổn thương ngoài da như vảy nến, chàm...
  • Ngứa thai sản kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo.
Ngoài việc áp dụng các biện pháp giúp hạn chế ngứa bụng trong thai kỳ thì mẹ bầu đã bị ngứa hãy chủ động tìm hiểu các biện pháp điều trị để giảm bớt sự khó chịu, trung tâm sàng lọc trước sinh gentis khuyên các mẹ hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào. Chúc các mẹ có 1 quá trình mang thai và vượt cạn thành công nhé !!!

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

Chia sẻ bí quyết tốt nhất để ngăn ngừa sảy thai

Mang thai đã có thể gây căng thẳng cả về thể chất và tinh thần đối với cuộc sống sinh sản của người phụ nữ. Bất kỳ nguy cơ nào có thể làm tăng nhừng áp lực này cũng đều nên tránh.

Những bí quyết tốt nhất để ngăn ngừa sảy thai

Dưới đây là một số lời khuyên để giảm nguy cơ sảy thai.
  • Rửa tay cẩn thận
Thực hành vệ sinh tay tốt là rất quan trọng. Việc mang một lượng lớn các mầm bệnh nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn gây sảy thai, trẻ sơ sinh tử vong hoặc thai chết lưu có thể dễ dàng tránh được bằng cách rửa tay đúng cách.

Được thăm khám đầy đủ bởi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh

Tìm kiếm sự chăm sóc trước sinh ngay khi biết mình mang thai. Bạn có thể gặp các vấn đề về sức khỏe hoặc các biến chứng như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, một số bất thường trong hệ thống sinh sản hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục mà không biết, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ phụ khoa hoặc nữ hộ sinh sớm nhất có thể sẽ rất có ích trong việc phát hiện bệnh và quản lý thai nghén.
  • Tiêm phòng cúm
Ảnh minh họa: Internet 
Các nghiên cứu cho thấy tiêm phòng cúm không làm tăng nguy cơ sảy thai, vì vậy không có lý do gì để sợ tiêm phòng cúm. Bệnh cúm khi mang thai gây nguy cơ sảy thai. Đọc thêm: Những dị tật thai nhi thường gặp
  • Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống cân đối là rất quan trọng trong khi mang thai. Ăn ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng do mang thai, theo các nghiên cứu.
Một nghiên cứu gần đây từ Đại học Stanford đã chỉ ra rằng phụ nữ tuân thủ chế độ ăn như vậy sẽ giảm 50% khả năng thai nhi vô não.
Tuân thủ kế hoạch bữa ăn lành mạnh cũng giúp quản lý cân nặng và kiểm soát mức đường huyết trong máu ở phụ nữ mắc đái tháo đường.
  • Giảm cân nặng thừa
Theo các nghiên cứu được thực hiện trên toàn thế giới, phụ nữ béo phì dễ bị sảy thai hơn so với những phụ nữ duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Điều này là do thừa cân có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khi mang thai như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non và các loại sảy thai khác. Do đó, hãy theo dõi cân nặng và giảm số cân thừa.
  • Uống thuốc đầy đủ
Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và làm theo hướng dẫn về thuốc kê đơn. Uống các vitamin trước sinh nếu bạn có kế hoạch mang thai, hoặc uống axit folic trong ba tháng đầu của thai kỳ. Uống đủ axit folic là rất quan trọng để ngăn ngừa sự hình thành các khuyết tật bẩm sinh, có thể dẫn đến sảy thai.
Ngoài ra, nếu có chẩn đoán mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc lupus, hãy dùng thuốc vì những tình trạng này có thể gây sảy thai khi không được điều trị hoặc không được kiểm soát.
  • Bỏ thuốc lá
Hút thuốc được coi là một nguy cơ lớn gây ra các bệnh như tăng huyết áp, đột quỵ và ung thư. Hút thuốc ở phụ nữ mang thai dẫn đến vô sinh và sảy thai.
Vì vậy, hãy từ bỏ thói quen chết người này vì nó sẽ không chỉ đảm bảo cuộc sống cho em bé mà còn cho cả những năm làm cha mẹ của bạn.
  • Bỏ rượu
Bạn cũng có thể nên ngừng uống rượu trong khi mang thai. Hội chứng nghiện rượu bào thai không phải là lý do duy nhất để lo lắng về việc uống rượu mà là nguy cơ sảy thai tiềm ẩn.
  • Thực hành tình dục an toàn
Nếu có sinh hoạt tình dục, hãy thực hiện theo cách an toàn. Sàng lọc STI khi khám trước sinh hoặc thậm chí trước khi cố gắng mang thai nếu bạn hoặc người kia có nhiều bạn tình.
Luôn sử dụng bao cao su cho đến khi bạn và bạn tình của bạn được sàng lọc vì STI có thể gây ra sinh non và sảy thai.
Trên đây là vài chia sẻ của trung tâm gentis dành cho các mẹ để hạn chế và ngăn ngừa sảy thai, xem chi tiết tại đây: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

Nguyên nhân bà bầu bị ho trong ba tháng đầu

Khi mang bầu ở tháng thứ 3, cơ thể của chị em đang yếu nên dễ bị vi rút, vi khuẩn tấn công gây viêm mũi, cảm cúm. Biểu hiện dễ thấy nhất là ho. Vậy bà bầu bị ho 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng phòng xét nghiệm gentis tìm hiểu ngay nhé !

Nguyên nhân bà bầu bị ho trong 3 tháng đầu

Bà bầu bị ho trong 3 tháng đầu là tình trạng phổ biến. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc phụ nữ mang thai dễ bị ho mà bạn có thể tham khảo:
  • Cảm lạnh chính là nguyên nhân lớn nhất làm cho các bà bầu bị ho.
  • Khi mang thai, cơ thể của phụ nữ rất yếu. Hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể của mẹ bầu bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn từ môi trường bên ngoài làm viêm nhiễm đường hô hấp, thường sẽ có sốt, làm các bà bầu 3 tháng đầu bị ho có đờm.
  • Thời tiết thay đổi thất thường làm cho các chị em không thích ứng kịp, dẫn đến ho.
  • Phế quản co thắt gây nên phản ứng ở vùng cơ phế quản, điều này xảy ra khi mẹ bầu bị kích ứng với thức ăn.
  • Bà bầu bị nghẽn mạch phổi gây ho, kèm theo tức ngực, thổ huyết.
Nguyên nhân làm bà bầu bị ho 3 tháng đầu - Ảnh minh họa: Internet
Ho do bị dị ứng, trong trường hợp này, các mẹ bầu nên tránh tiếp xúc trực tiếp với những nơi có mùi lạ như khói bụi, lông thú cưng.
Tử cung co thắt làm dịch dạ dày lên đường hô hấp khiến bà bầu bị ho.
Ho làm cho vùng bụng bị dao động, thai nhi có cử động. Vậy bà bầu 3 tháng đầu bị ho có sao không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Bị ho khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Nhiều chị em lo sợ trong 3 tháng đầu nếu bị ho sẽ ảnh hưởng đến thai nhi do mỗi lần bị ho, thai nhi sẽ cử động. Theo các bác sĩ ở Viện chăm sóc mẹ và bé, nếu mẹ bầu chỉ bị ho thông thường và không có xuất hiện các triệu chứng kèm thì chỉ khiến mẹ khó chịu và không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Bà bầu bị ho 3 tháng đầu không ảnh hưởng đến thai nhi - Ảnh minh họa: Internet
Một số triệu chứng kèm theo khi bị ho có thể ảnh hưởng đến thai nhi như: ho dai dẳng, ho có đờm, nhức đầu, ù tai, đau ngực. Đây là những triệu chứng liên quan đến viêm họng nếu để lâu có thể dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng khác như viêm phổi, viêm phế quản, không tốt cho em bé trong bụng.
Thêm vào đó, nếu mẹ ho dai dẳng có thể gây áp lực lên vùng bụng ảnh hưởng lớn đến thai nhi, có khả năng làm sảy thai sớm
Bà bầu bị ho dai dẳng 3 tháng đầu thì nên đến gặp bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet

Cách trị ho cho bà bầu bà tháng đầu

Trị ho cho bà bầu 3 tháng bằng cách ngậm thảo dược: Để trị ho, các mẹ bầu nên sử dụng loại viên ngậm thảo dược được chế xuất từ mật ong, ô mai và nhiều vị thuốc khác như bối mẫu, sa sâm, bà diệp, cát cánh, gừng tươi, bạc hà đều có tác dụng chữa các bệnh về viêm họng hiệu quả, giảm đau rát ở cổ họng. Đọc thêm : Bảng giá gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT
Cách trị ho cho bà bầu bị ho 3 tháng đầu - Ảnh minh họa: Internet
Trị ho cho bà bầu 3 tháng bằng mật ong: Đây được xem là cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất và được nhiều người ưu tiên sử dụng bởi tính hiệu quả mà nó mang lại. Hơn nữa, đây là nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm. Mật ong có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng khó chịu như đau rát ở họng, kháng sinh tự nhiên, có vị ngọt đậm đặc, giảm ho hiệu quả. Trong mật ong có chứa nhiều acid pantothenic giúp chữa lành các vết thương ở niêm mạc họng, tạo tế bào mới.
Trị ho cho bà bầu bị ho 3 tháng đầu bằng mật ong - Ảnh minh họa: Internet
Trị ho cho bà bầu 3 tháng bằng cách ngậm ô mai: Theo Đông y, ô mai có khả năng sinh tân, chỉ khát, có thể chống khô họng, làm dịu niêm mạc họng. Ô mai cũng là vị thuốc giúp giảm ho có vị chua, trừ ho.

Những điều cần lưu ý khi bà bầu bị ho 3 tháng đầu

  • Chế độ dinh dưỡng: Khi bị ho, nhiều mẹ bầu cảm thấy bị đau ở cổ họng nên việc ăn uống khó khăn hơn những người đang có sức khỏe bình thường khác. Nhiều mẹ cảm thấy chán ăn, thường bỏ bữa ăn. Tuy nhiên điều này thật sự không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé vì thời gian mang thai mẹ cần ăn nhiều để bồi bổ cho thai nhi. Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn ra và ăn những loại thức ăn lỏng, mềm, dễ nhai nuốt.
  • Nhiều bạn thắc mắc rằng bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì? Khi bị ho như vậy, các bà bầu nên kiêng ăn những thực phẩm lạnh hoặc thực phẩm chứa nhiều dầu, vì chúng sẽ làm cho những cơn ho của bạn kéo dài liên tục.
  • Chế độ nghỉ ngơi: Mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi khi bị ho, vì thế các bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng, tránh làm việc quá sức không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
  • Uống nhiều nước: Bạn nên uống nhiều nước lọc và nước trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bà bầu bị ho 3 tháng đầu không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Vì thế bạn cần phải ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi hợp lý để lấy lại sức khỏe.