- Đôi khi các bà bầu được chăm sóc đúng cách nhưng thai nhi vẫn phát triển chậm. Bài viết sau gentis sẽ cung cấp cho mẹ thông tin về các nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển, những biến chứng có thể xảy ra và một số biện pháp phòng ngừa mà các mẹ bầu có thể làm để phòng tránh tình trạng này.
- Thai nhi chậm phát triển hay còn gọi là tình trạng tử cung hạn chế tăng trưởng (viết tắt là IUGR), đây là tình trạng mà sự tăng trưởng của em bé trong thai kỳ diễn ra chậm hơn bình thường. Khi đó, kích thước của em bé không tương xứng với kích thước trung bình ở mỗi tuổi thai.
Thai nhi chậm phát triển hay còn gọi là tình trạng tử cung hạn chế tăng trưởng - Ảnh minh họa: Internet
- Có 2 loại thai nhi chậm phát triển:
- IUGR cân đối hoặc nguyên phát: Em bé có thân hình cân xứng giữa các cơ quan nội tạng, nhưng kích thước thì nhỏ hơn một thai nhi bình thường ở cùng độ tuổi.
- IUGR không cân đối hoặc thứ phát: Thai nhi có đầu và bộ não bình thường nhưng kích thước cơ thể nhỏ hơn so với tuổi thai. Tình trạng này thường khó phát hiện trước thời điểm tam cá nguyệt thứ ba.
- IUGR có thể là biến chứng do một số vấn đề sức khỏe ở người mẹ.
- Những lý do khiến thai nhi chậm phát triển trong thai kỳ
- Các nguyên nhân gây ra IUGR bao gồm: nguyên nhân từ mẹ, từ thai nhi và từ nhau thai
- Sức khỏe bà mẹ rất quan trọng để thai nhi có thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình tăng trưởng.
- Sức khỏe của thai nhi là điều kiện cần để đảm bảo em bé có thể nhận được các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ cung cấp.
- Nhau thai phải bình thường để giúp quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi.Sức khỏe bà mẹ rất quan trọng để thai nhi có thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết - Ảnh minh họa: Internet
- Các nguyên nhân có thể làm cho thai nhi chậm phát triển bao gồm:
- Tiền sản giật
- Khi mang thai, huyết áp của bà bầu nên được theo dõi liên tục để phát hiện tiền sản giật (còn được gọi là tăng huyết áp thai kỳ hoặc PIH). Huyết áp tăng có thể gợi ý bệnh tiền sản giật hoặc các bệnh lý gây chèn ép tĩnh mạch, làm hạn chế lưu lượng máu đến nhau thai, hạn chế việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn đến sự phát triển của thai nhi bị chậm lại.
- Đa thai
- Trong một số trường hợp, sự phát triển chậm của thai nhi là do bánh nhau không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cùng lúc của nhiều em bé. Thêm vào đó, khả năng bị tiền sản giật cũng rất cao khi bà bầu mang đa thai. IUGR xảy ra ở 25-30% trường hợp song thai.
- Nhiễm trùng
- Bất kỳ sự nhiễm trùng nào của người mẹ khi mang thai đều có thể dẫn đến sự phát triển chậm của thai nhi. Các loại nhiễm trùng như giang mai (vi khuẩn lây qua đường tình dục), nhiễm toxoplasmosis (ký sinh trùng có trong các loại thịt chưa nấu chín), Cytomegalovirus (virus gây suy giảm miễn dịch) và Rubella (sởi Đức) đều làm gia tăng nguy cơ IUGR.
- Thiểu ối
- Lượng nước ối trong túi thai phải đủ để sự phát triển của thai nhi diễn ra bình thường. Tuy nhiên, khi lượng nước ối quá ít (hay còn gọi là thiểu ối) có thể làm hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi. Có nhiều yếu tố khác nhau gây thiểu ối, bao gồm sức khỏe người mẹ, một số loại thuốc hoặc vỡ ối sớm.
- Bất thường nhau thai
- Ở tình trạng này, chức năng của nhau thai bị giảm sút. Điều này dẫn đến việc cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng cho em bé bị hạn chế, dẫn đến chậm tăng trưởng của bé trong tử cung mẹ.
- Bất thường dây rốn
- Dây rốn là cầu nối giữa thai nhi với nhau thai. Bên trong dây rốn gồm có 1 tĩnh mạch rốn và 2 động mạch rốn, vận chuyển máu giữa thai nhi và lá nhau. Tuy nhiên, bất thường khi chỉ tồn tại 1 động mạch sẽ dẫn đến hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi.Trong một số trường hợp, sự phát triển chậm của thai nhi là do bánh nhau không đủ đáp ứng - Ảnh minh họa: Internet
- Một số nguyên nhân khác từ mẹ và thai nhi bao gồm:
- Người mẹ nhỏ người
- Chế độ dinh dưỡng của bà bầu khi mang thai
- Hình dạng hoặc kích thước bất thường của tử cung
- Các bệnh liên quan đến máu như rối loạn đông máu và bệnh đái tháo đường.
- Một số bệnh mãn tính ở mẹ như bệnh hồng cầu hình liềm
- Bất thường nhiễm sắc thể như Hội chứng Turner và Hội chứng Down ở thai nhi
- Bệnh lý di truyền và bệnh lý xương ở thai nhi
- Sự phát triển chậm của thai nhi cũng có thể xảy ra do thói quen của người mẹ - Ảnh minh họa: Internet
- Sự phát triển chậm của thai nhi cũng có thể xảy ra do thói quen của người mẹ, chẳng hạn như:
- Hút thuốc
- Suy dinh dưỡng
- Sử dụng rượu bia
- Sử dụng các loại thuốc
- Chế độ ăn kiêng
- Tiếp xúc với tia xạ hoặc hóa chất
- Khi khám thai, bác sĩ sẽ đo chiều dài cơ bản để xác định kích thước của em bé. Kích thước thai nhi sẽ được theo dõi trong suốt thai kỳ và ghi nhận vào biểu đồ tăng trưởng. Nếu có bất kỳ sự bất thường nào, bác sĩ sẽ siêu âm để ước lượng chính xác sự tăng trưởng của bé.
- Theo dõi sự tăng trưởng của thai nhi rất quan trọng vì chậm tăng trưởng có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nhất định ở em bé.
- Biến chứng của thai nhi tăng trưởng chậm (IUGR)
- Thai nhi gặp tình trạng IUGR tăng nguy cơ về các vấn đề về sức khỏe cả trước và sau khi sinh. Các rủi ro bao gồm:
- Cân nặng lúc sinh thấp
- Vấn đề về hô hấp và ăn uống
- Suy giảm khả năng miễn dịch
- Kích thước của thai nhi có thể được ước tính - Ảnh minh họa: Internet
- Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh các cấu trúc của em bé, đo chu vi đầu và bụng. Các số đo này sẽ được so sánh với biểu đồ tăng trưởng để ước tính trọng lượng của thai nhi.
- Siêu âm Doppler
- Kỹ thuật này sử dụng để đo vận tốc và lưu lượng máu chảy qua các mạch máu não thai nhi cũng như dây rốn bằng cách sử dụng sóng siêu âm.
- Kiểm tra cân nặng
- Đây cũng là một cách để ước tính sự tăng trưởng của thai nhi. Mỗi lần khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra và ghi nhận cân nặng của mẹ. Nếu bà bầu không đạt được cân nặng thích hợp, điều đó có thể khiến thai nhi chậm tăng trưởng.
- Đo monitoring
- Nghiệm pháp không kích thích được thực hiện bằng cách đặt một đầu dò xung quanh bụng mẹ. Những đầu dò này được nối vào một màn hình bên ngoài. Nhịp tim thai nhi sẽ được ghi nhận lại dưới dạng biểu đồ hiển thị trên màn hình.
- Chọc dò nước ối
- Bằng cách lấy một lượng nhỏ nước ối bằng kim chọc dò qua. Mẫu nước ối được kiểm tra về các tình trạng nhiễm trùng hoặc sự bất thường của nhiễm sắc thể, các vấn đề này đều có thể dẫn đến sự phát triển chậm của thai nhi.
- Sự phát triển chậm của em bé có thể được theo dõi một cách hiệu quả như mong muốn của bà bầu thông qua việc tái khám, kiểm tra thường xuyên cũng như lối sống lành mạnh của người mẹ.
IUGR được theo dõi như thế nào?
- IUGR được theo dõi dựa trên mức độ nghiêm trọng:
- Ở giai đoạn 0, bà bầu được điều trị ngoại trú với siêu âm Doppler được thực hiện mỗi 2 tuần. Nếu kết quả bình thường, việc theo dõi sẽ được tiếp tục tương tự. Nhưng nếu kết quả Doppler không bình thường, việc theo dõi sẽ chuyển sang giai đoạn I.
- Giai đoạn I thì bà bầu cũng chỉ cần điều trị ngoại trú (nếu không bị tiền sản giật). Khi đó bà bầu phải tái khám 2 lần/tuần. Bạn có thể sử dụng corticosteroid để kích thích trưởng thành phổi và làm nghiệm pháp không kích thích (NST).
- Ở giai đoạn II, bà bầu phải nhập viện điều trị nội trú vì cần phải làm xét nghiệm tiền sản 2 lần/ngày. Nếu kết quả kiểm tra bình thường, việc chấm dứt thai kỳ được khuyến nghị sau tuần 34. Ngược lại, nếu kết quả không tốt thì bác sĩ có thể cho em bé được sinh ra ngay lập tức.
- Trong trường hợp IUGR giai đoạn III, việc sinh nở được thực hiện ở tuần thai thứ 32.Mẹ sẽ được kiểm tra thường xuyên để đánh giá sự tăng trưởng của bé - Ảnh minh họa: Internet
- Trong trường hợp nghi ngờ IUGR, thì:
- Mẹ sẽ được kiểm tra thường xuyên để đánh giá sự tăng trưởng của bé. Với siêu âm Doppler để kiểm tra lượng máu chảy từ nhau thai đến thai nhi. Nếu có bất kỳ lo ngại nào về sự phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ đề nghị theo dõi CTG, siêu âm thai hoặc tư vấn cho bà mẹ.
- Bà bầu nên theo dõi các chuyển động thai nhi một cách chặt chẽ.
- Nếu sự chậm tăng trưởng diễn ra nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị chấm dứt thai kỳ ngay bằng mổ lấy thai vì khả năng sinh thường sẽ rất khó. Trong các trường hợp này, em bé sau sinh được chăm sóc tại đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh, đây là nơi mà em bé có thể cảm thấy tốt hơn trong tử cung người mẹ.
- Trên hết, bà bầu cần chăm sóc bản thân kỹ lưỡng bằng cách bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ.
- Bà bầu nên làm gì trong trường hợp IUGR?
- Tái khám thường xuyên để được kiểm tra cẩn thận. Theo dõi chặt chẽ biểu đồ chuyển động bé của bạn. Nếu em bé của bạn không di chuyển thường xuyên, liên hệ với bác sĩ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về một số câu hỏi như:Thai nhi chậm phát triển hay còn gọi là tình trạng tử cung hạn chế tăng trưởng (viết tắt là IUGR), đây là tình trạng mà sự tăng trưởng của em bé trong thai kỳ diễn ra chậm hơn bình thường. Khi đó, kích thước của em bé không tương xứng với kích thước trung bình ở mỗi tuổi thai.
- Phân loại thai chậm phá triển (IUGR)Thai nhi chậm phát triển hay còn gọi là tình trạng tử cung hạn chế tăng trưởng - Ảnh minh họa: Internet
- Có 2 loại thai nhi chậm phát triển:
- IUGR cân đối hoặc nguyên phát: Em bé có thân hình cân xứng giữa các cơ quan nội tạng, nhưng kích thước thì nhỏ hơn một thai nhi bình thường ở cùng độ tuổi.
- IUGR không cân đối hoặc thứ phát: Thai nhi có đầu và bộ não bình thường nhưng kích thước cơ thể nhỏ hơn so với tuổi thai. Tình trạng này thường khó phát hiện trước thời điểm tam cá nguyệt thứ ba.
- IUGR có thể là biến chứng do một số vấn đề sức khỏe ở người mẹ.
- Những lý do khiến thai nhi chậm phát triển trong thai kỳ
- Các nguyên nhân gây ra IUGR bao gồm: nguyên nhân từ mẹ, từ thai nhi và từ nhau thai
- Sức khỏe bà mẹ rất quan trọng để thai nhi có thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình tăng trưởng.
- Sức khỏe của thai nhi là điều kiện cần để đảm bảo em bé có thể nhận được các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ cung cấp.
- Nhau thai phải bình thường để giúp quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi.Sức khỏe bà mẹ rất quan trọng để thai nhi có thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết - Ảnh minh họa: Internet
- Các nguyên nhân có thể làm cho thai nhi chậm phát triển bao gồm:
- Tiền sản giật
- Trong một số trường hợp, sự phát triển chậm của thai nhi là do bánh nhau không đủ đáp ứng - Ảnh minh họa: Internet
- Một số nguyên nhân khác từ mẹ và thai nhi bao gồm:
- Người mẹ nhỏ người
- Chế độ dinh dưỡng của bà bầu khi mang thai
- Hình dạng hoặc kích thước bất thường của tử cung
- Các bệnh liên quan đến máu như rối loạn đông máu và bệnh đái tháo đường.
- Một số bệnh mãn tính ở mẹ như bệnh hồng cầu hình liềm
- Bất thường nhiễm sắc thể như Hội chứng Turner và Hội chứng Down ở thai nhi
- Bệnh lý di truyền và bệnh lý xương ở thai nhi
- Đọc thêm : Các thực phẩm ngăn ngừa dị tật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét