Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp do virus gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, người chưa được tiêm phòng sởi, người suy giảm miễn dịch đặc biệt là phụ nữ có thai. Vậy nhiễm sởi khi mang thai sẽ gặp phải những nguy cơ gì? Nhiễm sởi khi có thai có gây dị tật cho thai nhi hay không cùng gentis tìm hiểu nhé?
Khi bị sởi lúc mang thai có gây dị tật thai nhi không?
1. Bị sởi khi mang thai có những triệu chứng gì?
Bệnh sởi do virus sởi gây nên, thời gian ủ bệnh thường từ 7 - 21 ngày (trung bình khoảng 10 ngày), nếu bị sởi khi mang thai, bà bầu sẽ có những biểu hiện như sau:
1.1 Giai đoạn khởi phát:
Bệnh nhân thường có biểu hiện sốt cao 39 - 40 độ C.
Viêm long đường hô hấp trên (ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi)
Viêm thanh quản cấp với biểu hiện khản tiếng (có thể gặp)
Xuất hiện các hạt Koplik là những hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).
Hạt Koplik ở niêm mạc má.
2.2 Giai đoạn toàn phát:
Sau khi sốt cao 3-4 ngày, xuất hiện triệu chứng phát ban. Ban có tính chất là ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất.
Thứ tự xuất hiện của ban từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi ban mọc hết toàn thân thì sốt giảm dần.
Ban sởi giai đoạn toàn phát.
2.3 Giai đoạn hồi phục:
Ban nhạt màu dần rồi chuyển sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi.
Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.
Ở một số trường hợp không điển hình, người bệnh sởi khi mang thai có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ và phát ban ít, toàn trạng tốt. Do bệnh biểu hiện không điển hình, người bệnh tưởng rằng mình bị cúm hoặc sốt phát ban thông thường nên thường bỏ qua, dễ lây lan cho cộng đồng. Hoặc người bệnh cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề kèm theo viêm phổi nặng.
2 Bị sởi khi mang thai có gây dị tật thai nhi?
Phụ nữ có thai thường bị suy giảm sức đề kháng, do vậy rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có sởi, đặc biệt là những phụ nữ chưa được tiêm phòng sởi trước khi mang thai. Nếu bạn đang có nhu cầu làm các xét nghiệm trước sinh phát hiện sớm các dị tật thai nhi vui lòng tham khảo tại link sau : https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina
Nhiễm sởi ở phụ nữ có thai gây tăng nguy cơ sinh non.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiễm sởi khi đang có thai không gây dị tật cho thai nhi, nhưng tỷ lệ tử vong bà mẹ tăng gấp ba lần so với phụ nữ không mang thai nhiễm sởi, làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ bị nhẹ cân, hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.
Khi nhiễm sởi, thai phụ có triệu chứng sốt cao, làm tăng thân nhiệt và nhịp tim của mẹ từ đó làm tăng nhiệt độ buồng ối và tần số tim thai, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của thai, tim phai phải làm việc quá sức có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc chuyển dạ sinh non.
Khi mắc sởi vào cuối thai kỳ, virus sởi xâm nhập qua gai rau vào cơ thể thai nhi làm cho thai nhi bị nhiễm sởi tiên phát, tỷ lệ tử vong sơ sinh cao do biến chứng viêm màng não bán cấp.
3. Cần lưu ý gì nếu bị sởi khi mang thai?
Khi có những triệu chứng nghi ngờ bị sởi khi mang thai, thai phụ cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán xác định. Nếu thai phụ được chẩn đoán mắc sởi thì cần có sự phối hợp điều trị chặt chẽ giữa bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm và bác sĩ chuyên khoa sản để được điều trị và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
4. Phòng ngừa bệnh sởi khi mang thai
Hiện nay, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm phòng vacxin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) phụ nữ nên được tiêm phòng sởi trước khi có thai ít nhất 1 tháng.
Tiêm vắc xin phòng sởi là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.
Nếu chưa được tiêm phòng, thai phụ nên:
Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh.
Hạn chế đến các địa điểm tập trung đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng.
Giữ ấm.
Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, sạch sẽ, thoáng mát.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở phụ nữ có thai, tuy không gây dị tật thai nhi nhưng làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, sinh con nhẹ cân. Do vậy, theo phòng xét nghiệm gentis mọi người cần được tiêm phòng vắc xin sởi và có thái độ phòng bệnh tích cực để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét