Tư thế đi vệ sinh của bà bầu không chỉ quan trọng đúng cách mà còn phải tạo ra sự thoái mái nhất định để mẹ không phải ngồi "ngâm cứu" quá lâu, ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.>> https://nipt.com.vn/gioi-thieu-nipt-illumina
Những tư thế vệ sinh phù hợp dành cho bà bầu
Các chuyên gia cho rằng nhà xí bệt là tiêu chuẩn nhà vệ sinh hiện đại tốt cho sức khỏe nhất hiện nay. Vì không chỉ giúp chỉnh góc ngồi xổm tự nhiên mà còn khiến cơ thể tránh khỏi bệnh trĩ, táo bón, các bệnh về khung xương chậu,… Nhưng ngồi xồm đi vệ sinh khi mang thai không phải là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ bầu?
Tư thế đi vệ sinh của bà bầu khi mang thai
Đi vệ sinh bồn cầu bệt cần một tư thế ngồi đúng. Và đối với bà bầu, tư thế ngồi chuẩn nhất là giữ thẳng cổ, người không chúi về phía trước, vai thả lỏng, chân tạo thành một góc 90 độ với mặt đất.
Lưu ý, khi chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, nên chuyển từ từ, đừng quá nhanh và đột ngột. Đặc biệt, trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, khi bụng đã quá lớn, bầu nên dùng một tay đỡ bụng trước khi ngồi. Từ từ dựa lưng vào ghế, hai chân song song nhau.
Bà bầu đi vệ sinh với bồn cầu bệt cần tránh ngồi xổm
Không đi vệ sinh với các tư thế ngồi sau:
Ngồi không có điểm tựa lưng: Cách ngồi này sẽ làm gia tăng áp lực lên các cơ ở lưng, khiến tình trạng đau lưng khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn. Bầu nên tránh những loại ghế không có tựa lưng, ghế đẩu.
Ngồi nghiêng người về phía trước: Không chỉ ảnh hưởng đến mẹ, tư thế ngồi này còn tạo áp lực lên thai nhi, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.>> Gói xét nghiệm NIPT
Ngồi buông thõng vai: Vừa chịu áp lực từ thai nhi, vừa chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, ngồi ở tư thế buông thõng vai sẽ khiến cột sống của mẹ bầu phải làm việc “quá tải”.
Mỗi lần bầu đi vệ sinh chỉ nên kéo dài khoảng 20 phút. Không nên xem sách báo khi đại tiện và nghĩ rằng đó là một cách thư giãn. Tuy nhiên, thói quen này hoàn toàn có hại cho sức khỏe. Ngồi lâu trên bồn cầu còn khiến não thiếu máu tạm thời, khi đứng dậy, bạn dễ bị choáng váng, ngã quỵ.
Tại sao bà bầu không nên ngồi xổm khi đi vệ sinh?
Khi bụng bầu ngày càng lớn lên, bụng dưới của cơ thể và cột sống vốn đã phải chịu áp lực rất lớn từ thai nhi. Thêm hành động ngồi xổm của mẹ sẽ khiến các cơ bị kéo căng ra hơn, làm cho mẹ cảm thấy đau nhói, các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc, không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề nặng hơn hoặc mất trọng tâm dẫn đến dễ ngã, rất nguy hiểm. Ngồi xổm cũng gây áp lực nên bàng quang.
Đồng thời khi mẹ bầu ngồi xổm, các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Có thể dẫn đến mất trọng tâm khiến dễ ngã, rất nguy hiểm.
Tư thế ngồi xổm chỉ được khuyến khích khi sắp sinh để giúp xương chậu giãn nở và ép lên tử cung sẽ dễ sinh hơn. Đồng thời tư thế ngồi xổm đúng cách còn giúp cung cấp nhiều oxy hơn cho thai nhi, giảm căng thẳng và áp lực, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Bà bầu bị táo bón có nên rặn?
Bị táo bón mỗi lần đi vệ sinh bà bầu phải rặn rất nhiều, đỏ mặt và gồng mình lên. Mỗi lần như thế là tử cunglại gò lên, căng cứng và bé con trong bụng cứ đạp liên hồi. Bà bầu bị táo bón có nên rặn?
Lời khuyên cho bạn là không nên rặn vì hành động này sẽ kích thích các cơn co tử cung, dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non hay các biến chứng nguy hiểm khác. Hơn thế nữa, nếu mẹ rặn nhiều sẽ làm hậu môn dễ bị nứt, gây ra hiện tượng nhiễm trùng hậu môn, là tiền đề của bệnh trĩ và ung thư đại tràng.
Táo bón sẽ khiến cho một số mẹ bầu lo ngại khi đi tiêu. Tuy nhiên, bạn không nên nhịn mà cần phải “giải quyết” ngay. Điều này sẽ giúp các chất cặn bã được đào thải dần và sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng táo bón trong thai kỳ.
Mẹo cho mẹ bầu là nếu vượt qua 3 tháng đầu thai kỳ, có thể dùng tay xoa theo chiều kim đồng hồ xung quanh rốn đế hỗ trợ nhu ruột già hoạt động, giúp làm mềm phân. Nếu mang thai dưới 3 tháng hay đang trong tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ bầu không nên thực hiện mẹo này vì dễ khiến sinh non, sảy thai.
Tư thế, đứng và đi lại chuẩn khi mang thai
Ngoài tư thế ngồi thì khi mang thai mẹ bầu cũng càn chú ý đến tư thế đứng và đi lại.
Tư thế đứng
Đứng không đúng cách, đặc biệt là trong thời gian dài không những khiến chị em dễ mỏi mà còn rất có hại cho quá trình chuyển dạ và sinh nở, khiến bà bầu dễ rách tầng sinh môn.
Để tránh điều này, mẹ cần đứng thẳng lưng, hai chân mở ngang bằng vai sao cho trọng tâm rơi vào lòng bàn chân. Mẹ cũng có thể tranh thủ tập thể dục cho bàn chân trong lúc đứng bằng cách co duỗi các đầu ngón chân hoặc nâng lên hạ xuống đầu gối một cách chậm rãi và nhẹ nhàng.
Tư thế đi lại
Bạn có thấy những nhân vật bà bầu trên phim khi đi lại hay cong lưng, ưỡn bụng, tay chống sau hông hay không? Đây chỉ là một cách để thể hiện sự nặng nề, mệt nhọc của phụ nữ mang thai nhưng tư thế này hoàn toàn không tốt chút nào đâu nhé vì dễ mệt và lại che khuất tầm nhìn nếu bụng bầu của bạn đã khá to.
Thay vào đó, bạn cần đi thẳng lưng, ngẩng cao đầu, khép chặt mông sao cho lòng bàn chân tiếp bằng phẳng với mặt đất. Lưu ý mẹ nên mang giày vừa chân, đế bằng và thấp, có độ ma sát cao để chống trượt.
Mẹ cần nhớ tư thế đi vệ sinh của bà bầu chính là tư thế ngồi. Ngồi đúng, đi vệ sinh sẽ đúng cách. Quan trọng là chế độ dinh dưỡng để táo bón không ghé thăm thường xuyên>> Sàng lọc trước sinh NIPT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét