Những trẻ có cơ địa dị ứng hoặc có yếu tố di truyền cha mẹ cần đưa con đi thực hiện các giam định để tìm ra Nguyên do và phòng ngừa hiệu quả. ≫> xet nghiem adn can mau gi
Khám phá cách phòng tránh viêm da ở trẻ
Viêm da do tiếp xúc hay còn gọi là viêm da tiếp xúc dị ứng là một trong những triệu chứng hay gặp ở trẻ. Bệnh thường gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy… Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh trở thành mãn tính và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Theo các chuyên gia y tế, viêm da tiếp xúc do rất nhiều tác nhân gây nên. Theo thống kê, khoảng 15-35% trẻ em có cơ địa dị ứng và yếu tố di truyền, môi trường, còn lại do tiếp xúc trực tiếp trên da như côn trùng, bọ, kiến khoang; hay do yếu tố ăn uống; hoặc có thể bắt nguồn từ các loại nước tắm, bột giặt, nước xả vải…
Triệu chứng thường gặp của viêm da cơ địa là trên da xuất hiện những dấu hiệu mẩn ngứa, ban đỏ, sau đó lan ra xung quanh gây ngứa ngáy, khó chịu. Có trẻ xuất hiện những mụn nước, sau khi gãi chảy dịch và chảy máu. Nếu không điều trị đúng cách, sẽ lan rộng ra toàn thân, khiến trẻ quấy khóc, kém ăn…
Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Phó trưởng Khoa Điều trị da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Phó trưởng Khoa Điều trị da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương, việc điều trị tùy từng trường hợp cụ thể từ nhẹ đến nặng. Nếu bệnh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi mà không cần điều trị gì. Cha mẹ nếu không biết yếu tố gì gây bệnh và vẫn cho trẻ tiếp xúc, đến khi trẻ bị viêm da mãn tính, dẫn đến dày da, mất thẩm mỹ và gây ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ không tập trung học hành và các hoạt động vui chơi khác, có cháu còn ảnh hưởng đến hấp thu, mất ngủ…
Khi bệnh nặng, trẻ cào gãi nhiều, vi khuẩn ở tay sẽ xâm nhập vào da, gây loét và hoại tử da, thậm chí vi khuẩn có thể thâm nhập sâu hơn vào máu, gây ra bệnh cảnh toàn thân rất nặng. “Những bệnh cảnh nặng ở trẻ tuy ít nhưng đã có bởi khi vi khuẩn xâm nhập vào các mạch máu, có thể đi đến tất cả các cơ quan khác và gây viêm, phải dùng kháng sinh rất mạnh để điều trị chứ không phải bệnh lý đơn giản trên da nữa”, bác sĩ Thùy Linh nhấn mạnh.
Bác sĩ Thùy Linh cho biết, sở dĩ trẻ bị viêm da, ngoài yếu tố di truyền, một phần cũng do cha mẹ mắc sai lầm trong cách chăm sóc trẻ như giữ vệ sinh chưa tốt. Chẳng hạn việc tắm ngâm con quá lâu hoặc hời hợt sơ sài bên ngoài nên chưa tẩy rửa hết hóa chất bám trên da trẻ; hoặc dùng các loại lá tắm, xà phòng, sữa tắm, nước xả vải chưa hợp lý, đặc biệt với trẻ có nền bệnh lý về da sẵn có. “Việc dùng các loại xà phòng, chất tẩy quá mạnh làm mất lớp bảo vệ trên da gây tình trạng kích ứng tại chỗ, có phản ứng khô da, bong tróc vẩy dẫn đến viêm da”, bác sĩ Thùy Linh cho hay.
Hiện nay, có rất nhiều gia đình dùng các loại lá đun nước tắm cho con mà không hề biết trong một số thứ lá chứa lượng tinh dầu rất mạnh, cộng thêm các loại lá không hoàn toàn được chăm sóc tự nhiên (có thể là phun các loại kích thích) cũng có thể gây ra viêm da do tiếp xúc. Đặc biệt, việc một số cha mẹ thấy da con mẩn đỏ không những đun nước lá tắm mà còn vò lá đắp trên da cho mát nên càng làm vết thương bỏng rát nặng thêm.
Trẻ bị viêm da, ngoài yếu tố di truyền, một phần cũng do cha mẹ mắc sai lầm trong cách chăm sóc trẻ như giữ vệ sinh chưa tốt.
Cách phòng tránh dị ứng ở trẻ
Thực tế cho thấy, khi trẻ bị dị ứng đến khám ở Bệnh viện Da liễu Trung ương, sau khi làm xét nghiệm để tìm dị nguyên - những tác nhân gây dị ứng, khi ấy mới phát hiện nguyên nhân đơn giản chỉ do phấn hoa, sơn tường, ăn hải sản, hoặc do đeo cặp da hay nhà mới phun thuốc diệt muỗi… “Khi thấy biểu hiện dị ứng trên da, cha mẹ không cho con đi khám mà tự ý dùng thuốc, có thể dùng các loại thuốc bôi sai vị trí sử dụng. Chẳng hạn, có những loại thuốc chỉ dùng bôi trên cơ thể hoặc vùng tay thì lại dùng trên vùng mặt và đầu con có thể gây ra viêm da tiếp xúc tại chỗ”, bác sĩ Thùy Linh cảnh báo.
Chính vì vậy, bác sĩ cũng lưu ý, cha mẹ cần phải biết làn da con em mình có nhạy cảm hoặc có yếu tố viêm da cơ địa hay không để phòng tránh bằng cách: Nên dùng các chế phẩm và nước giặt, nước xả vải không mùi, không tạo bọt, không chất bảo quản; chọn những sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ - làm giảm nguy cơ viêm da tiếp xúc; Nên chọn những sản phẩm có nhãn hiệu dành riêng cho trẻ em và có uy tín lâu năm trên thị trường.
đặc biệt, hạn chế hóa mỹ phẩm tiếp xúc trực tiếp trên da trẻ bằng việc giặt vò sạch sẽ và phơi quần áo nơi có ánh nắng và thoáng… Đối với trẻ dễ bị viêm da tiếp xúc, cha mom nên tắm bằng nước sạch, không cần thiết là phải bằng nước đun sôi, mà chỉ cần nước ấm vừa phải (nhiệt độ hợp lý nhất từ 35 - 37OC). Đối với sản phẩm tiếp xúc tại chỗ cho da như tã giấy, bỉm, giấy ướt… cha mom nên sử dụng những sản không chứa cồn./. ≫> xét nghiệm adn cần gì
Nguồn: sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét